Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Đánh Giá 5 Bước Công Nghệ Ảo Hóa Hệ Thống Server

Hiện nay công nghệ ảo hóa ngày càng được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Ảo hóa máy chủ ảo đã đem lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, bên cạnh đó việc quản lý, sao lưu dữ liệu dựa vào phương pháp tiếp cận truyền thống có thể gặp rất nhiều phức tạp và tốn thời gian. Bằng việc áp dụng công nghệ bảo vệ dữ liệu dựa trên hình ảnh, các quản trị viên có thể tạo ra một hệ thống đơn giản trong môi trường ảo hóa, sắp xếp hợp lý, tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ dữ liệu một cách hiệu quả và khôi phục các máy ảo.

Trên thị trường điện toán đám mây hiện nay có rất nhiều loại ảo hóa phù hợp với từng điều kiện của từng công ty doanh nghiệp, như các ứng dụng nguồn mở của Xen và Virtual Iron, hay Virtual Server của Microsoft với tốc độ phát triển nhanh chóng và các sản phẩm VMware đáng kính trọng.


1. Xác định xem liệu bạn đã đủ các server để hợp nhất chưa nếu bạn đang tính ảo hóa hệ thống server

Giải pháp đầu tiên khi nói đến hợp nhất phần cứng là ảo hoá.

Cũ hoá phần cứng, tràn trung tâm dữ liệu, tốn điện, … là một số vấn đề điển hình tồn tại trong các thiết bị vật lý. Ở các thiết bị ảo hoá không có các hiện tượng này.

Chính bởi lý do đó mà công nghệ ảo hoá được đẩy mạnh và tăng cường, đang phát triển nhanh chóng.
Chẳng có lý do gì khiến bạn sử dụng các máy vật lý riêng rẽ khi có thể chuyển chúng thành các server (máy chủ) thực với tỷ lệ 3, 4, 5, thậm chí trong một số trường hợp là 10 máy riêng lẻ = 1 máy chủ.

Bước đầu tiên khi làm quen với ảo hoá là xác định xem liệu bạn đã có kiểu cơ sở hạ tầng hỗ trợ phù hợp chưa. Nếu bạn có nhiều máy thực hiện công việc giống nhau, chúng nên được đưa vào ảo hoá.
Số lượng server chuyển đổi phù hợp cũng rất quan trọng, thường là 10 máy hoặc ít hơn. Với số máy chủ nhiều hơn 10, lợi ích thu được sẽ lớn hơn.

2. Loại bỏ các rắc rối đau đầu về quản trị

Bất kỳ chuyển đổi lớn nào, như hợp nhất về server hay triển khai trên diện rộng đều gây tác động không nhỏ lên một số chương trình nội bộ.

Bạn cần sử dụng hay yêu cầu hỗ trợ từ chuyên viên kỹ thuật hay từ phía nhà sản xuất, nhận chương trình quản lý thương mại dự trữ.

Bạn cũng cần đầu tư tiền bạc khi chuyển sang các dịch vụ ảo hoá, vì chi phí khá tốn kém, và xử lý cả vấn đề nhân lực.

Khi các server vật lý giảm, tất nhiên ngân quỹ cũng sẽ thay đổi và người đứng đầu tổ chức phải sắp xếp lại nhân lực cho phù hợp.

Bạn cũng cần lường trước khối lượng công việc và tác động sinh ra khi có server vật lý ít hơn nhưng server ảo thì nhiều hơn, cần tính toán mức công việc và thời gian cần thiết cụ thể cho từng phòng ban.
Cũng cần kiểm tra lại bản quyền cần thiết.

Tuỳ thuộc vào phần mềm đang sử dụng trên các máy ảo hoá và cấu hình của chúng, có thể bạn cần điều chỉnh một số bản quyền và mua thêm một số khác cho CPU mới hay người dùng cơ sở.

3. Lựa chọn phần cứng và phần mềm

Có một số sản phẩm hỗ trợ ảo hoá trên thị trường cho bạn lựa chọn.

Giá cả của chúng rất khác nhau, trong đó Virtual Server của Microsoft và VMware Server của VMware là miễn phí.

Các ứng dụng lớn hơn như ESX Server hay dòng sản phẩm của Xen có mức giá cao hơn, đồng nghĩa với nhiều thành phần và khả năng thực thi tốt hơn.

Mức giá cụ thể tuỳ thuộc vào cấu hình bạn lựa chọn: hợp nhất server đơn giản, host nâng cao hay các chức năng cấu hình mạng.

Một số hãng còn cung cấp “các bộ công cụ khởi đầu”, cho phép bạn thử nghiệm và thăm dò công nghệ với mức giá tương đối thấp.

4. Bắt đầu chuyển sang ảo hoá

Một ngày đẹp trời, sau nhiều tháng chuẩn bị và lên kế hoạch, bạn bắt đầu thực sự chuyển từ công nghệ vật lý sang ảo hoá.

Xem xét một số công cụ tổng hợp dưới đây, chúng sẽ giúp bạn.

+ Microsoft, trong tương lai gần sẽ phát hành sản phẩm cho phép chuyển đổi toàn bộ server đã cài đặt, đang chạy phiên bản Windows hỗ trợ định dạng ổ cứng ảo sang hỗ trợ sản phẩm Virtual Server.

+ VMware đã đưa một công cụ với chức năng tương tự vào hoạt động.
Các tiện ích tổng hợp này có thể tiết kiệm cho bạn thời gian hàng giờ, nếu không muốn nói là hàng ngày phải bỏ ra để thực hiện các chuyển đổi thực.

Một số thành phần khác cần xem xét:

• Dùng chức năng cluster nâng cao theo nhóm. Sử dụng các cluster với khả năng thực thi nâng cao cung cấp cho máy ảo của bạn khả năng sẵn sàng cao hơn, đồng thời nâng cao tốc độ thực thi.

• Lưu ý đến vấn đề quản lý.
+ Nhân viên của bạn sẽ quản lý tập hợp các máy ảo như thế nào?
+ Phần mềm server ảo của bạn hỗ trợ ngôn ngữ kịch bản và API gì?
+ Liệu bạn có thể truy cập vào một số điều khiển nào đó qua dòng lệnh để quản trị truy cập từ xa đơn giản?

• Đừng quên vấn đề lưu trữ. Bạn sẽ cần một hệ thống đĩa con với tốc độ rất nhanh để có được khả năng thực thi nhanh nhất cho các server ảo hoá. Thông thường phổ biến nhất hiện nay là đĩa tiêu chuẩn iSCSI. Chúng có giá cả hợp lý với khả năng cấu hình khá tuyệt, và nhanh nữa.

5. Giám sát, đánh giá, ngưng ngắt và nâng cao

Với bất kỳ chương trình nào đang diễn ra, giữ các tab trên dự án ảo khi bắt đầu chuyển người dùng và dịch vụ sang nền tảng mới là rất quan trọng.

Bạn cần thiết lập một số hướng dẫn thực thi và hướng dẫn sử dụng, thiết lập một số điểm bắt đầu, đánh giá ý nghĩa chúng đem lại cho hoạt động ngắt và nâng cao trong tương lai.

Xem xét các cấu hình phần cứng ngắt, cài đặt mạng hay tăng độ rộng băng thông nếu thấy cần thiết.

Công việc của bạn không phải chỉ là khởi động lần cuối hệ điều hành ảo hoá mà còn cần để tâm đến nhiều yếu tố khác.

Những Thay Đổi Lớn Trong Dịch Vụ VMware vCloud

Các nỗ lực thành công của VMware để giữ cho phía trước của các nhà cung cấp điện toán đám mây IaaS và Paas, vCloud lai dịch vụ, là nhận được một sự thay đổi tên bất ngờ.


Khi thay đổi tên đi, rebrand mới nhất từ VMware cho giải pháp cung cấp điện toán đám mây lai của nó là không chính xác sẽ nhận được mặt đất rung chuyển, nhưng nó chỉ có thể nhầm lẫn giữa các địa ngục ra khỏi những người đã sử dụng nó. VMware cho biết nó sẽ được thay đổi tên của nó Dịch vụ vCloud Hybrid, ra mắt tại Anh vào đầu năm nay và tại Mỹ vào cuối năm ngoái, VMware vCloud Air . Ngoài ra mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới 3800 mà đưa vào dịch vụ vCloud Air cũng sẽ được đổi tên thành VMware vCloud Air mạng – trước đây nó được gọi là Nhà cung cấp Dịch vụ của Chương trình VMware (VSPP) – và tất cả tương lai “như một dịch vụ” dịch vụ từ VMware cũng sẽ mang “không khí” hậu tố thương hiệu để phù hợp với chiến lược này.

Vì vậy, tại sao họ làm điều đó? Có phải vì vCHS viết tắt có vẻ quá nhiều như VHS và harked trở lại một công nghệ bây giờ không còn tồn tại? Có phải vì VCA hoặc VA là nắm bắt tốt hơn rất nhiều và dễ dàng hơn để nhớ? Vâng theo những quyền hạn mà được ở VMware việc thay đổi tên mới “, nhấn mạnh cam kết của VMware để cung cấp giá trị gia tăng như-một-dịch vụ các giải pháp (ví dụ như cơ sở hạ tầng như một dịch vụ, máy tính để bàn như một dịch vụ, thiên tai phục hồi như một dịch vụ, vv) để khách hàng trên nền tảng điện toán đám mây lai của nó. “À vâng, nó bắt đầu trở nên rõ ràng.

Nhưng niềm vui đổi tên không chỉ dừng lại ở đó. VMware cũng được đưa vào “phù hiệu đối tác” để thêm vào việc thay đổi tên. VMware khách hàng bây giờ có thể xác định và lựa chọn từ một loạt các biến thể của VMware vCloud không khí hoặc VMware vCloud Air mạng.

“Cung cấp dịch vụ thiết kế như là” Powered IaaS “có đám mây dựa trên VMware vSphere là công nghệ nền tảng của họ. Đối tác đó là “Hybrid Mây Powered” đã xác nhận dịch vụ của họ bằng cách sử dụng VMware vCloud Giám đốc cho phép quy trình làm việc hai chiều giữa khách hàng và môi trường điện toán đám mây của đối tác. “Horizon DAAS Powered” đối tác đã xác nhận những đám mây để hỗ trợ máy tính để bàn như là một triển khai dịch vụ. “

Các lựa chọn thông minh cho quý khách là:

- vCloud Air IaaS Powered
- vCloud Air lai Mây Powered
- vCloud Horizon Air DAAS Powered

Và sẽ có nhiều hơn nữa. VMware đang hứa hẹn “hợp lệ huy hiệu trong tương lai để thúc đẩy các dịch vụ đám mây đối tác thêm dịch vụ vCloud không khí trong tương lai dựa.”

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Kiến Thức Cơ Bản Về Mạng Máy Chủ Và Máy Trạm

Cho dù bạn là người mới hoàn toàn, nhưng chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến các thuật ngữ   server và workstation. Các thuật ngữ này thông thường được dùng để nói tới vai trò của máy tính trong mạng hơn là phần cứng máy tính. Chẳng hạn, một máy tính đang hoạt động như một server thì nó không cần thiết phải chạy cả phần cứng của server. Bạn có thể cài đặt một hệ điều hành server lên máy tính của mình. Khi đó máy tính sẽ hoạt động thực sự như một server mạng. Trong thực tế, hầu hết tất cả các máy chủ đếu sử dụng thiết bị phần cứng đặc biệt, giúp chúng có thể kiểm soát được khối lượng công việc nặng nề vốn có của mình.


Khái niệm máy chủ mạng (network server) thường hay bị nhầm về mặt kỹ thuật theo kiểu định nghĩa: máy chủ là bất kỳ máy tính nào sở hữu hay lưu trữ tài nguyên chia sẻ trên mạng. Nói như thế thì ngay cả một máy tính đang chạy windows XP cũng có thể xem là máy chủ nếu nó được cấu hình chia sẻ một số tài nguyên như file và máy in.

Các máy tính trước đây thường được tìm thấy trên mạng là peer (kiểu máy ngang hàng). Máy tính ngang hàng hoạt động trên cả máy trạm và máy chủ. Các máy này thường sử dụng hệ điều hành ở máy trạm (như windows XP), nhưng có thể truy vập và sở hữu các tài nguyên mạng.

Trước đây, mạng ngang hàng thường được tìm thấy chủ yếu trên các mạng rất nhỏ. Ý tưởng ở đây là nếu một công ty nhỏ thiếu tài nguyên để có được các máy chủ thực sự thì các máy trạm có thể được cấu hình để thực hiện nhiệm vụ “kép”. Ví dụ, mỗi người dùng có thể tạo cho các file của mình khả năng truy cập chung với nhiều người khác trên mạng. Nếu một máy nào đó có gắn máy in, họ có thể chia sẻ nó cho công việc in ấn của toàn bộ máy trong mạng, tiết kiệm được tài nguyên.

Các mạng ngang hàng thường không sử dụng được trong các công ty lớn vì thiếu khả năng bảo mật cao và không thể quản lý trung tâm hoá. Đó là lý do vì sao các mạng ngang hàng thường chỉ được tìm thấy trong các công ty cực kỳ nhỏ hoặc người dùng gia đình sử dụng nhiều máy PC. Windows Vista đang cố gắng thay đổi điều này. windows Vista cho phép người dùng mạng client/server tạo nhóm ngang hàng. Trong đó các thành viên của nhóm sẽ được chia sẻ tài nguyên với nhau trong chế độ bảo mật an toàn mà không cần ngắt kết nối với server mạng. Thành phần mới này sẽ được tung ra thị trường với vai trò như một công cụ hợp tác.

Các mạng ngang hàng không phổ biến bằng mạng client/server vì chúng thiếu an toàn và khả năng quản lý tập trung. Tuy nhiên, vì mạng máy tính được hình thành từ các máy chủ và máy trạm nên bản thân mạng không cần phải đảm bảo độ bảo mật cao và khả năng quản lý tập trung. Nên nhớ rằng server chỉ là một máy chuyên dùng để lưu trữ tài nguyên trên mạng. Nói như thế tức là có vô số kiểu máy chủ khác nhau và một trong số đó được thiết kế chuyên dùng để cung cấp khả năng bảo mật và quản lý.

Chẳng hạn, windows server có hai kiểu loại chính: member server (máy chủ thành viên) và domain controller (bộ điều khiển miền). Thực sự không có gì đặc biệt với member server. Member server đơn giản chỉ là máy tính được kết nối mạng và chạy hệ điều hành windows Server.

Máy chủ

Kiểu member server có thể được dùng như một nơi lưu trữ file (còn gọi là file server) hoặc nơi sở hữu một hay nhiều máy in mạng (còn gọi là máy in server). Các member server cũng thường xuyên được dùng để lưu trữ chương trình ứng dụng mạng. Chẳng hạn, Microsoft cung cấp một sản phẩm gọi là Exchange Server 2003. Khi cài đặt lên member server, nó cho phép member server thực hiện chức năng như một mail server.

Domain controller (bộ điều khiển miền) thì đặc biệt hơn nhiều. Công việc của một domain controller là cung cấp tính năng bảo mật và khả năng quản lý cho mạng. Bạn đã quen thuộc với việc đăng nhập bằng cách nhập username và password? Trên mạng windows, đó chính là domain controller. Nó có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra username, password.

Người chịu trách nhiệm quản lý mạng được gọi là quản trị viên (administrator). Khi người dùng muốn truy cập tài nguyên trên mạng Windows, quản trị viên sẽ dùng một tiện ích do domain controller cung cấp để tạo tài khoản và mật khẩu cho người dùng mới. Khi người dùng mới (hoặc người nào đó muốn có tài khoản thứ hai) cố gắng đăng nhập vào mạng, “giấy thông hành” của họ (username và password) được gửi tới domain controller. Domain cotroller sẽ kiểm tra tính hợp lệ bằng cách so sánh thông tin được cung cấp với bản sao chép lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của nó. Nếu mật khẩu người dùng cung cấp và mật khẩu lưu trữ trong domain controller khớp với nhau, họ sẽ được cấp quyền truy cập mạng. Quá trình này được gọi là thẩm định (authentication).

Trên một mạng Windows, chỉ có domain controller thực hiện các dịch vụ thẩm định. Tất nhiên người dùng sẽ cần truy cập tài nguyên lưu trữ trên member server. Đây không phải là vấn đề gì lớn vì tài nguyên ở member server được bảo vệ bởi một tập hợp các đặc quyền liên quan đến thông tin bảo mật trên domain controller.

Để dễ hiểu hơn chúng ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể. Giả sử username của tôi là QuanTri. Tôi nhập username và password vào, chúng sẽ được gửi tới domain controller để thẩm định. Khi bộ điều khiển miền thẩm định thông tin, nó không cung cấp cho tôi quyền truy cập bất kỳ tài nguyên nào. Nó chỉ kiểm tra tính hợp lệ từ thông tin tôi cung cấp. Khi truy cập tài nguyên của một member server, máy tính của tôi đưa mã thông báo truy cập đặc biệt, về cơ bản đã được thẩm định bởi một domain controller. Có thể member server không tin tôi, nhưng nó tin domain controller. Do đó, nếu domain controller xác nhận hợp lệ cho nhân dạng của tôi, member server sẽ chấp nhận và cung cấp khả năng truy cập bất cứ tài nguyên nào mà tôi có quyền.

* Kết luận

Như bạn có thể thấy, quá trình thẩm định trên domain controller và cung cấp quyền truy cập tài nguyên mạng hơi phức tạp một chút. Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về thẩm định (authentication) và truy cập tài nguyên (resource access) chi tiết hơn trong loạt bài sau

Máy Chủ (Server) Mọi Doanh Nghiệp Đều Cần

Các tổ chức hay doanh nghiệp hiện nay dù nhỏ hay lớn, sớm hay muộn cũng sẽ cần đến máy chủ (server) làm nhiệm vụ quản lý và chia sẻ tài nguyên cho môi trường của mình. Ví dụ như server quản lý e-mail, web hay chia sẻ máy in, tập tin và kết nối Internet... Về nguyên tắc, bất kỳ máy tính nào cũng có thể thiết lập để đóng vai trò server. Tuy nhiên, các server chuyên dụng (thực chất cũng là máy tính nhưng có cấu hình hệ thống phần cứng và phần mềm đặc biệt) đảm bảo hiệu suất làm việc và tính tin cậy tốt hơn. 


Server chuyên dụng có nhiều loại, từ loại cao cấp giá hàng chục hay hàng trăm ngàn USD đến loại cấp thấp giá vài ngàn USD. Giá cả khác nhau tùy theo cấu hình và tính năng hệ thống, ví dụ như: tốc độ bộ xử lý, khả năng hỗ trợ nhiều CPU (có loại cho phép gắn đồng thời 4, 8 hay 32 CPU), dung lượng bộ nhớ (RAM), khả năng HotSwap hay HotPlug (cho phép thay linh kiện mà không cần tắt máy), trang bị RAID (hệ thống lưu trữ có tính an toàn cao)... Tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn chọn server phù hợp. Nói chung bạn có thể áp dụng các nguyên tắc sau: 'càng nhanh càng tốt' (CPU), 'càng nhiều càng tốt' (RAM, HDD...) và 'càng an toàn càng tốt' (RAID, HotSwap...). Có một thành phần 'gắn thêm' cho server rất quan trọng bạn đừng quên, đó là thiết bị lưu trữ băng từ (tape backup), tuy chi phí đầu tư không rẻ (trung bình hơn 700 USD) nhưng bạn sẽ nhận ra giá trị của nó khi server gặp sự cố.

Hầu hết các hãng cung cấp server hiện nay đều cho phép đặt hàng theo yêu cầu và bạn có thể dễ dàng nâng cấp server về sau khi cần. Thông thường, giá server bao gồm phí dịch vụ cài đặt và hỗ trợ kỹ thuật - đây là yếu tố quan trọng cần xem xét vì server phức tạp hơn PC nhiều và người dùng thường không đủ khả năng tự thiết lập. 

Server cao cấp chủ yếu cung cấp cho các tổ chức - doanh nghiệp lớn như ngân hàng, bưu điện, hàng không... Phần lớn tổ chức - doanh nghiệp ở Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, sử dụng phổ biến server cấp thấp.

Hiện nay các dòng server giá rẻ dùng hệ điều hành Linux và Windows hiện đang phát triển rất nhanh. Các server dùng (bộ xử lý) Intel Xeon đang thống trị thị trường này, mặc dù BXL Opteron của AMD nhận được nhiều chú ý trong năm qua. 

Nhiều server thương hiệu Việt đã có mặt trên thị trường, tuy thị phần hãy còn khiêm tốn. Có thể kể một số nhãn hiệu lớn như Server Elead (FPT), Mekong Server (Mekong Xanh), T&H Server (T&H), LifeCom (NTC)... Phần lớn thị phần server hiện vẫn nằm trong tay các hãng máy tính lớn của thế giới là IBM, HP, Dell và SuperMicro (các sản phẩm server Unix của Sun khá nổi tiếng trên thế giới nhưng không phổ biến ở thị trường Việt Nam). 

Các sản phẩm máy chủ dùng bộ xử lý Intel của IBM - eServer xSeries tiếp tục là lựa chọn số 1 của người dùng, cụ thể là các máy chủ x205, x225 và x235 thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số lượng bán ra tăng trưởng nhanh. HP xếp sau IBM tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới xét về doanh thu server, tuy nhiên xét số lượng server bán ra thì HP là hãng dẫn đầu trên thị trường thế giới liên tục trong nhiều quý, dòng sản phẩm server phổ biến của HP là ProLiant.

HP và IBM không bán hàng trực tiếp đến người dùng cuối mà thông qua hệ thống phân phối. Giá các sản phẩm server căn bản trong khoảng 2500 USD với CPU Xeon DP 2,8 GHz đến 2900 USD với CPU Xeon DP 3,06 GHz (hỗ trợ 2 CPU), giá thay đổi tùy cấu hình cụ thể. Bạn có thể truy cập vào website của các hãng để tham khảo chọn lựa, định cấu hình hoặc liên hệ với chúng tôi v.v... 


Tìm Hiểu Về Cpu Máy Chủ Và Cpu PC

CPU PC được sản xuất để phục vụ cho công việc cá nhân. Trong khi đó, CPU server được sản xuất để phục vụ cho công việc của doanh nghiệp. Với hai mục đích và hai đối tượng người dùng khác nhau như vậy. Liệu, CPU máy chủ có thể dùng thay thế cho PC được không? Hoặc ngược lại? Đáp án cho câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết.

CPU máy chủ có gì khác so với CPU PC?

Đối với Intel, các dòng CPU máy chủ phổ biến là dòng CPU Xeon. Còn các dòng CPU dành cho PC gồm các dòng: Atom, Celeron, Pentium, Core Duo, Core i3, Core 5, Core i7…
Về cấu tạo, thì CPU PC giống với CPU máy chủ đều gồm 3 phần: Bộ điều khiển ( Control Unit ); Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit); Thanh ghi ( Register )


Nhưng điểm khác biệt đó là:

Số nhân/số luồng

Các CPU PC thường sử dụng những chip 2 nhân và 4 nhân, 6 nhân rất ít xuất hiện trên thị trường phổ thông, còn 8 nhân trở lên (CPU đa nhân) chỉ dành cho các CPU máy chủ. Khi máy tính được trang bị một CPU đa nhân sẽ có thể làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm), hoặc làm một việc lớn nhanh hơn bình thường. Ta cứ hình dung 1 CPU đa nhân sẽ giống một quầy thu ngân, càng có nhiều nhân viên thì cùng lúc sẽ tính tiền được cho nhiều khách hàng hơn. Vì vậy, chip 8 nhân của CPU máy chủ sẽ giúp công việc của bạn nhanh hơn nhiều so với chip 4 nhân của CPU PC. Ngoài ra, các CPU máy chủ còn sử dụng công nghệ có tên gọi là “siêu phân luồng”. Công nghệ này sẽ giúp cải tiến hiệu năng của chip một cách đáng kể.

Bộ nhớ cache

Bộ nhớ cache thường có ở Chíp, Ram và cả trên ổ cứng. Do đọc dữ liệu từ cache nhanh hơn đọc từ đĩa cứng nên tốc độ của cả hệ thống cũng như của ứng dụng tăng đáng kể. Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, nhờ vậy tốc độ hệ thống nhanh hơn. Cache của máy chủ cao hơn gấp nhiều lần so với cache trên các PC. Cụ thể là cache  của máy chủ là 24MB (Xeon E7), cache trên các PC là 6MB (core i7).

Speed (Tốc độ xử lý), xung nhịp

CPU PC tốc độ xử lý xung nhịp nhanh, đáp ứng nhanh và tức thời. CPU PC thích hợp với làm việc cá nhân, chơi game. Nhưng do xung nhịp cao nên CPU dễ nóng và độ bền thấp hơn CPU máy chủ.

Tính năng tiết kiệm điện

Với CPU máy chủ dựa trên nền tảng CPU Xeon, lượng tiêu thụ điện năng trên máy là rất ít. Đối với một người dùng cá nhân thì tính năng này có thể không quan trọng, tuy nhiên đối với máy tính hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần thì  mức hao phí điện năng là một con số khá lớn, đây thường là mối bận tâm của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, so với CPU PC thì CPU Intel Xeon còn nhiều tính năng vượt trội khác như: tính khả dụng, khả năng bảo trì, và tính bảo mật…

Nên Sử Dụng Card Raid Nào?

Chắc chắn nhiều người sẽ bị rối vì có quá nhiều loại RAID với những tính năng khác nhau, nếu đang có nhu cầu xài RAID thì nên sử dụng loại nào là thích hợp? Vậy thì còn tùy vào nhu cầu lưu trữ dữ liệu và kinh phí có thể bỏ ra để đầu tư cho hệ thống RAID.


Nếu bạn có nhu cầu truy cập khối lượng dữ liệu lớn, yêu cầu về tốc độ dữ liệu cao thì RAID 0 là sự lựa chọn cho bạn. Tuy nhiên cũng có một thực tế là khi sử dụng RAID 0 thì bạn phải chấp nhận với rủi ro mất dữ liệu nếu ổ cứng đột ngột bị hư. Nếu có nhu cầu bảo mật thông tin và lưu trữ dữ liệu quan trong thì bạn không nên sử dụng RAID 0.

RAID 1 là sự lựa chọn mang tính an toàn khá cao dành cho những người dùng không chú trọng về mặt tốc độ mà có nhu cầu lưu trữ và quản lý các tài liệu thật sự quan trọng, đặc biệt là máy chủ (server) lưu các thông tin về tài chính, kế toán, thông tin khách hàng.

RAID 5 vào thời điểm hiện tại đang là lựa chọn số 1 cho mọi loại hình máy tính nhờ khả năng vừa sửa lỗi vừa tăng tốc. Nếu bạn dự kiến xây dựng một hệ thống RAID từ 4 đĩa cứng trở lên thì RAID 5 chắc chắn là giải pháp tối ưu.

Nếu các loại RAID này vẫn không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì RAID 01 (hay RAID 10) tổng hợp được ưu điểm của RAID 0 và RAID 1 vừa tối ưu về tốc độ vừa có tính an toàn dữ liệu rất cao. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng RAID 01 thi nên cân nhắc về vấn đề tài chính, vì đầu tư RAID này khá tốn chi phi và thường các công ty cần lưu trữ hệ thống thông tin lớn sử dụng. Ngoài ra tùy theo nhu cầu cá nhân bạn có thể nâng cấp sử dụng các cấp độ RAID khác như RAID 2,3,4,7…

Nếu có nhu cầu xây dựng hệ thống RAID thì việc đầu tiên bạn cần là trang bị cho mình card RAID thích hợp và ít nhất là 2 ổ cứng giống nhau để chạy RAID. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều hãng sản xuất Card RAID máy chủ nhưng 2 hãng chính chuyên sản xuất và được nhiều người tin dùng là Card Raid Adaptec và Card Raid Supermicro. Trên thị trường Việt Nam, Supermicro hay Adaptec chưa có cửa hàng chính hãng bán sản phẩm card RAID máy chủ mà công ty thông qua các đại lý bán linh kiện máy tính uy tín tại Việt Nam ký kết hợp đồng làm đại lý uỷ quyền ( Reseller Agency) để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng

Card RAID Server Có Thực Sự Hữu Dụng?

1. Nhu cầu bảo mật, an toàn dữ liệu trong server

Ngày nay công nghệ thông tin đã ảnh hưởng tới tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc. Mọi công việc đều được số hóa trên máy tính, các bảng báo cáo doanh thu, thông tin khách hàng, hợp đồng, bài biết, số liệu kinh doanh đều được lưu trữ trên máy tính. 

Từ đó nhu cầu bảo mật và an toàn dữ liệu trong máy tính ngày càng gia tăng, thông tin và dữ liệu cá nhân cần được lưu trữ an toàn. Vậy đối với hệ thống dữ liệu của server thì sao? Dĩ nhiên nhu cầu đó còn lớn và quan trọng hơn nữa. Bằng chứng là ngày càng có nhiều công ty lớn đã tạo ra những mạng lưới nội bộ riêng cho mình trên toàn doanh nghiệp để nâng cao năng suất và sắp xếp luồng thông tin. Trong khi đó thì các cơ sở dữ liệu lại được lưu trữ phân tán trên các máy chủ riêng rẽ. Từ đó có rất nhiều ứng dụng, phương án được đưa ra để dảm bảo an toàn dữ liệu trong server trong số đó có RAID là một phương án được nhiều doanh nghiệp, máy chủ hay dùng đến. Bằng cách kết hợp nhiều ổ đĩa vào một mảng duy nhất - được xem bởi các hệ điều hành mạng như một ổ đĩa duy nhất, ứng dụng RAID gom về một kho dữ liệu duy nhất trên mạng, nó cung cấp lợi ích đáng kể là giảm chi phí , các khoản tiết kiệm có thể được, đồng thời nhanh chóng phục hồi nếu thông tin thường xuyên bị mất hoặc không thể truy cập.


2. Có những loại RAID nào dành cho server?

Trước hết RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks có nghĩa là các dãy đĩa dư thừa độc lập) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. Có khá nhiều loại RAID chủ yếu được chia thành 5 cấp độ chính, ngoài ra còn một số loại RAID khác ít được sử dụng rộng rãi. Mỗi cấp độ có các tính năng riêng, hầu hết chúng được xây dựng từ hai cấp độ cơ bản là RAID 0 và RAID 1. Dưới đây sẽ giới thiệu một số loại RAID thường được sử dụng nhất.

RAID 0

Đây là dạng RAID đang được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đòi hỏi tối thiểu hai đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai. Để đơn giản hơn, bạn có thể hình dung mình có 100MB dữ liệu và thay vì dồn 100MB vào một đĩa cứng duy nhất, RAID 0 sẽ giúp dồn 50MB vào mỗi đĩa cứng riêng giúp giảm một nửa thời gian làm việc theo lý thuyết. Từ đó bạn có thể dễ dàng suy ra nếu có 4, 8 hay nhiều đĩa cứng hơn nữa thì tốc độ sẽ càng cao hơn. Tuy nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế, RAID 0 vẫn ẩn chứa nguy cơ mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở cách ghi thông tin xé lẻ vì như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một file nào đó), máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và mất luôn. Thật may mắn là với công nghệ hiện đại, sản phẩm phần cứng khá bền nên những trường hợp mất dữ liệu như vậy xảy ra không nhiều. Có thể thấy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ, video số.

RAID 1

Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin thất lạc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).

RAID 5

Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.

RAID 6

RAID 6 phần nào giống như RAID 5 nhưng lại được sử dụng lặp lại nhiều hơn số lần sự phân tách dữ liệu để ghi vào các đĩa cứng khác nhau. Ví dụ như ở RAID 5 thì mỗi một dữ liệu được tách thành hai vị trí lưu trữ trên hai đĩa cứng khác nhau, nhưng ở RAID 6 thì mỗi dữ liệu lại được lưu trữ ở ít nhất ba vị trí (trở lên), điều này giúp cho sự an toàn của dữ liệu tăng lên so với RAID 5. RAID 6 yêu cầu tối thiểu 4 ổ cứng. Trong RAID 6, ta thấy rằng khả năng chịu đựng rủi ro hư hỏng ổ cứng được tăng lên rất nhiều. Nếu với 4 ổ cứng thì chúng cho phép hư hỏng đồng thời đến 2 ổ cứng mà hệ thống vẫn làm việc bình thường, điều này tạo ra một xác xuất an toàn rất lớn. Chính do đó mà RAID 6 thường chỉ được sử dụng trong các máy chủ chứa dữ liệu cực kỳ quan trọng.

RAID 0 1 (hay còn gọi là RAID 10)

Có bao giờ bạn ao ước một hệ thống lưu trữ nhanh nhẹn như RAID 0, an toàn như RAID 1 hay chưa? Chắc chắn là có và hiển nhiên ước muốn đó không chỉ của riêng bạn. Chính vì thế mà hệ thống RAID kết hợp 0 1 đã ra đời, tổng hợp ưu điểm của cả hai “đàn anh”. Tuy nhiên chi phí cho một hệ thống kiểu này khá đắt, bạn sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0 1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0 1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB thì lượng dữ liệu “thấy được” là (4*80)/2 = 160GB.

Ngoài các loại được đề cập ở trên, bạn còn có thể bắt gặp nhiều loại RAID khác nhưng chúng không được sử dụng rộng rãi mà chỉ giới hạn trong các hệ thống máy tính phục vụ mục đích riêng, có thể kể như: RAID 2 (Error-Correcting Coding), RAID 3 (Bit-Interleaved Parity), RAID 4 (Dedicated Parity Drive), RAID 7 (thương hiệu của tập đoàn Storage Computer, cho phép thêm bộ đệm cho RAID 3 và 4), RAID S (phát minh của tập đoàn EMC và được sử dụng trong các hệ thống lưu trữ Symmetrix của họ). Bên cạnh đó còn một số biến thể khác, ví dụ như Intel Matrix Storage cho phép chạy kiểu RAID 0 1 với chỉ 2 ổ cứng hoặc RAID 1.5 của DFI trên các hệ BMC 865, 875. Chúng tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng đa phần đều là bản cải tiến của các phương thức RAID truyền thống.

Đặc Điểm Của Cpu Server

Các CPU server hiện nay thường được xây dựng trên nền tảng Intel Xeon. Với những ưu điểm vượt trội, các dòng Intel Xeon đã đưa Intel trở thành một hãng nổi tiếng trên thị trường CPU server.

CPU server là gì?

CPU (Central Processing Unit) hay đơn vị xử lý trung tâm, cũng giống như CPU PC hay Laptop, CPU server có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU server là lưu trữ dữ liệu và quản lý các máy tính khác trong cùng một hệ thống.

CPU server là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ.

CPU server có những đặc điểm gì?

Về cấu tạo, một CPU server gồm 3 bộ phận chính

Bộ điều khiển ( Control Unit ): Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. 

Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit): Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học ( +,-,*,/ ) hay các phép tính logic (so sánh lớn hơn,nhỏ hơn…)

Thanh ghi ( Register ): Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý.

Về tính năng, CPU server có những ưu điểm vượt trội hơn so với một CPU PC thông thường.

Số nhân/số luồng

Các CPU PC thường sử dụng những chip 2 nhân và 4 nhân, 6 nhân rất ít xuất hiện trên thị trường phổ thông, còn 8 nhân trở lên (CPU đa nhân) chỉ dành cho các CPU server. Khi máy tính được trang bị một CPU đa nhân sẽ có thể làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm), hoặc làm một việc lớn nhanh hơn bình thường. Ta cứ hình dung 1 CPU đa nhân sẽ giống một quầy thu ngân, càng có nhiều nhân viên thì cùng lúc sẽ tính tiền được cho nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, các CPU server còn sử dụng công nghệ có tên gọi là “siêu phân luồng”. Công nghệ này sẽ giúp cải tiến hiệu năng của chip một cách đáng kể.

Bộ nhớ cache

Bộ nhớ cache thường có ở Chíp, Ram và cả trên ổ cứng. Do đọc dữ liệu từ cache nhanh hơn đọc từ đĩa cứng nên tốc độ của cả hệ thống cũng như của ứng dụng tăng đáng kể. Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, nhờ vậy tốc độ hệ thống nhanh hơn. Cache của máy chủ cao hơn gấp nhiều lần so với cache trên các PC. Cụ thể là cache  của máy chủ là 24MB (Xeon E7), cache trên các PC là 6MB (core i7).

Speed (Tốc độ xử lý), xung nhịp

CPU PC tốc độ xử lý xung nhịp nhanh, đáp ứng nhanh và tức thời. CPU PC thích hợp với làm việc cá nhân, chơi game. Nhưng do xung nhịp cao nên CPU dễ nóng và độ bền thấp hơn CPU server.

Socket (đế cắm của CPU trên mainboard)

Các loại socket CPU server phổ biến: LGA 2011, LGA1155, LGA 1366, LGA 1356 và socket mới nhất – LGA 1150. Trong các socket này, LGA1155 là socket sẽ có vòng đời thấp nhất và không lâu nữa sẽ bị ngừng phát triển để nhường đường cho LGA1150. Theo lộ trình của Intel, LGA1150 và LGA2011 sẽ còn được phát triển trong ít nhất vài năm tới đây.  

Đặc biệt, Socket của CPU server còn hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU,....

Tiết kiệm điện năng

Với CPU server dựa trên nền tảng Intel Xeon, lượng tiêu thụ điện năng trên máy là rất ít. Đối với một người dùng cá nhân thì tính năng này có thể không quan trọng, tuy nhiên đối với máy tính hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần thì  mức hao phí điện năng là một con số khá lớn, đây thường là mối bận tâm của các doanh nghiệp.

System Máy Chủ (Server) Gồm Những Bộ Phận Nào

Là bộ máy chủ hoàn chỉnh, mua về là có thể sử dụng ngay, người dùng sẽ không mất nhiều thời gian để đi lựa chọn các bộ phận khác. System máy chủ hiện nay đang là lựa chọn hàng đầu của đại đa số người dùng. 

Cấu hình của 1 system máy chủ thông dụng

Bo mạch chủ (Mainboard)

Nếu như các bo mạch chủ của PC thông thường đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,... thì Chipset trên các bo mạch chủ của system sử dụng chipset chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,.... với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU Intel Xeon,....

Bộ vi xử lý (CPU)

Các PC thông thường dùng các socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore… thì CPU dành riêng cho system máy chủ đa số là dòng CPU Intel Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác...


Bộ nhớ (RAM)

RAM thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,... trong khi đó RAM dành cho system máy chủ cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Erorr Corection Code) giúp máy không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.

HDD/SDD

Các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, còn các HDD dành cho system máy chủ hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của DN.

Bo điều khiển Raid (Raid controller)

Đây là thành phần quan trọng trong một system máy chủ hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các system máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên có thể không cần trang bị thêm.
Ngoài ra, các system máy chủ vẫn còn một số tính năng vượt trội khác như: tính khả dụng, khả năng bảo trì, và tính bảo mật…

Linh Kiện Máy Chủ Gồm Những Gì?

Hệ thống máy chủ hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành công việc của các doanh nghiệp, tổ chức. Tùy nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp có thể lựa chọn mua máy chủ nguyên bộ hay dạng system máy chủ. Máy chủ (server) thật ra có cấu tạo và cách hoạt động không khác các máy tính cá nhân quá nhiều chỉ thêm một số chức năng và linh kiện máy chủ để phù hợp với khối lượng công việc lớn mà máy chủ phải đảm nhiệm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong một hệ thống máy chủ thường có các linh kiện nào.

1. Linh kiện server gồm những gì ?

Để hoạt động tốt và tối ưu nhất một máy chủ cần có các linh kiện máy chủ chính như sau:

Chassis máy chủ 

Hay còn gọi là thùng máy,  dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Ram, CPU, HDD, Main…) bên trong máy. Đối với máy tính PC thông thường người dùng gọi nó là Case, với máy chủ (server) gọi là Chassis server hay Chassis máy chủ. Chassis có 3 dạng chính là Tower Server, Rack-mount Server và Blade Server được phân biệt rõ ràng bởi kích thước hình dạng và kích thước của thùng máy. Chassis máy chủ có dạng nằm ngang là Rack Mount, dạng đứng hay dạng tháp là Tower server , Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc. Các doanh nghiệp nhỏ thường dùng Chassis Tower, nhưng với các doanh nghiệp có hệ thống máy chủ lớn, để thuận tiện hơn doanh nghiệp nên sử dụng Rack mount máy chủ là phù hợp nhất. Ngoài ra tùy theo mục đính sử dụng có thể chọn các loại Chassis 1U, 2U,3U hay 4U.

Mainboard máy chủ 

Hay còn có tên là motherboard máy chủ hoặc gọi tắt là main máy chủ. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính, trung tâm của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Mainboard có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy. Nó bao gồm các khe gắn (sockets) cho phép gắn thêm các bo mạch phụ, các bo mạch chức năng. Mainboard còn chứa các kênh truyền dữ liệu (bus), các bộ xử lý (chipsets), các khe chứa bộ nhớ (memory sockets), các giao diện gắn thiết bị ngoại vi và thiết bị nhập xuất như: máy in, màn hình, bàn phím, chuột, máy ảnh kỹ thuật số… Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng.


CPU máy chủ (Central Processing Unit) 

Cũng giống như CPU PC, CPU máy chủ có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Đây cũng được coi là bộ xử lý trung tâm của máy chủ (server) và là một thiết bị linh kiện máy chủ quan trọng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu sản xuất CPU máy chủ, nhưng nổi tiếng và được người dùng tin dùng nhất là ADM và Intel. CPU AMD có tốc độ nhưng tỏa nhiệt nhiều, mà yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của toàn hệ thống. CPU Intel thì thông dụng và được nhiều người dùng lựa chọn do sự nổi tiếng của thương hiệu, tính ổn định cũng như sự tương thích với nhiều máy tính của nó. Intel sản xuất khá nhiều dòng chip CPU, nhưng về CPU máy chủ thì nổi tiếng là 2 dòng Intel Xeon và Core i7, trong đó CPU Intel Xeon được sử dụng nhiều nhất hiện nay cho máy chủ.

RAM server 

Là linh kiện quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình có thể được chạy vào cùng một thời điểm cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời. RAM quyết định khả năng truy xuất dữ liệu của máy tính đến người dùng, đặc biệt là với hệ thống server máy chủ viêc lựa chọn 1 RAM máy chủ tốt rất quan trọng. Về cơ bản thì RAM có 2 loại chính là SDR (Single Data Rate)  và DDR (Double Data Rate), cấu trúc của chúng khá giống nhau nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Trong RAM máy chủ DDR còn cải tiến thêm 1 số loại RAM mới như (DDR, DDR2, DDR3) và có thêm chức năng ECC (Error Checking and Correction). RAM server có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ, cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra. Đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần  duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu, khả năng hoạt động liên tục cho máy là diều rất quan trọng, do đó Ram ECC có độ ổn định và hiệu năng rất cao gần như trở thành tiêu chuẩn cho RAM máy chủ hiện nay.

HDD server (ổ cứng máy chủ)

Là dạng ổ cứng truyền thống, cũng giống như HDD cho PC đều có chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng giữa PC và máy chủ khác nhau nên HDD máy chủ phải tăng dung lượng bộ nhớ, một máy chủ có thể gắn được nhiều HDD tùy theo nhu cầu sử dụng. HDD máy chủ tốt phải giúp cải thiện rất nhiều về khả năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, kích cỡ cũng như tuổi thọ của máy chủ. Ngoài ra, khác với các HDD của máy PC thường có chuẩn giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM), một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức, doanh nghiệp.

SSD server

Đây là loại ổ cứng đặc (Solid State Drive), nó sử dụng các chip nhớ thay vì đĩa quay như HDD. SSD làm tăng tốc độ xử lý và hiệu năng của hệ thống máy chủ sẽ được cải thiện đáng kể. Do đó, SSD trong máy chủ thường được sử dụng để cài đặt hệ điều hành hơn là việc lữu trữ. Giá thành của SSD hiện nay thường cao hơn HDD cùng dung lượng.

Card RAID

Đây là thành phần quan trọng trong một máy chủ hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. 

Bộ cung cấp nguồn (PSU) 

Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi. Các server thường hoạt động liên tục ngày này qua ngày nọ nên cần có một bộ cung cấp nguồn ổn định đề hệ thống có thể hoạt động tốt trong thời gian dài.