Hiển thị các bài đăng có nhãn ten mien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ten mien. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Tên Miền Hư Danh Được Hiểu Như Thế Nào?

Những tên miền quốc gia hư danh là những tên miền được sử dụng phần lớn với mục địch kinh doanh, thường ở bên ngoài đất nước. Nhờ ngẫu nhiên mà tên miền quốc gia trùng hợp với một vài khái niệm, ngành nghề, sản phẩm hay từ nào đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một vài ngôn ngữ khác. Một số ví dụ:


ad là tên miền quốc gia của Andorra, nhưng ngày càng được dùng nhiều bởi các cơ quan quảng cáo. (advertisement).

am là tên miền quốc gia của Armenia, nhưng thường được dùng cho các đài radio AM. (AM).

cc là tên miền quốc gia của Đảo Cocos (Keeling) nhưng thường dùng rộng rãi cho nhiều loại trang web.
cd là tên miền quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Congo nhưng thường được dùng cho những trang của nhà buôn CD hay chia sẻ tập tin.

fm là tên miền quốc gia của Liên bang Micronesia nhưng thường được dùng cho các đài radio FM.
la là tên miền quốc gia của Lào nhưng được quảng bá là tên miền cho Los Angeles.

nu là tên miền quốc gia của Niue nhưng được quảng bá tương tự với "mới" (new) trong tiếng Anh, "bây giờ" (nu) trong tiếng Na Uy và tiếng Hà Lan. Cũng còn có nghĩa "khỏa thân" (nu) trong tiếng Pháp.

sc là tên miền quốc gia của Seychelles nhưng thường được dùng như .Source (mã nguồn).

tv là tên miền quốc gia của Tuvalu nhưng thường được dùng cho các ngành công nghiệp truyền hình giải trí.

ws là tên miền quốc gia của Samoa (Tây Samoa trước đây) được quảng bá như .Website (trang web).

je là tên miền quốc gia của Jersey nhưng thường được dùng như từ giảm nhẹ trong tiếng Hà Lan (ví dụ như "huis.je"), như "bạn" ("zoek.je" = "tìm bạn"), hay như "tôi" trong tiếng Pháp (ví dụ, "moi.je").

gg là tên miền quốc gia của Guernsey nhưng thường được dùng trong ngành công nghiệp trò chơi và đánh bạc (gaming and gambling), đặc biệt liên quan tới đua ngựa gee-gee.

Với tên miền .tv, đọc theo tiếng Anh là “ti-vi” - sặc mùi truyền hình nên Tuvalu coi như... trúng số. Không một ai ở Tuvalu thấy được giá trị của cái đuôi .tv này cho đến năm 2000, khi một doanh nhân Canada đề nghị hợp tác với chính quyền Tuvalu lập một công ty mang tên DotTV đặt ở thung lũng Silicon - Mỹ để bán các tên miền có đuôi .tv. Đảo quốc Tuvalu sẽ có 20% cổ phần trong số vốn khởi đầu 50 triệu USD và một ghế trong hội đồng quản trị. Mỗi năm Công ty DotTV bán ra hàng chục ngàn tên miền với giá 50 USD/ năm. Đa số khách hàng mua tên miền .tv là các tập đoàn truyền hình. Ví dụ như kênh truyền hình nổi tiếng MTV cũng đã chuyển từ MTV.COM sang địa chỉ mới là MTV.TV.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Card RAID Server Có Thực Sự Hữu Dụng?

1. Nhu cầu bảo mật, an toàn dữ liệu trong server

Ngày nay công nghệ thông tin đã ảnh hưởng tới tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc. Mọi công việc đều được số hóa trên máy tính, các bảng báo cáo doanh thu, thông tin khách hàng, hợp đồng, bài biết, số liệu kinh doanh đều được lưu trữ trên máy tính. 

Từ đó nhu cầu bảo mật và an toàn dữ liệu trong máy tính ngày càng gia tăng, thông tin và dữ liệu cá nhân cần được lưu trữ an toàn. Vậy đối với hệ thống dữ liệu của server thì sao? Dĩ nhiên nhu cầu đó còn lớn và quan trọng hơn nữa. Bằng chứng là ngày càng có nhiều công ty lớn đã tạo ra những mạng lưới nội bộ riêng cho mình trên toàn doanh nghiệp để nâng cao năng suất và sắp xếp luồng thông tin. Trong khi đó thì các cơ sở dữ liệu lại được lưu trữ phân tán trên các máy chủ riêng rẽ. Từ đó có rất nhiều ứng dụng, phương án được đưa ra để dảm bảo an toàn dữ liệu trong server trong số đó có RAID là một phương án được nhiều doanh nghiệp, máy chủ hay dùng đến. Bằng cách kết hợp nhiều ổ đĩa vào một mảng duy nhất - được xem bởi các hệ điều hành mạng như một ổ đĩa duy nhất, ứng dụng RAID gom về một kho dữ liệu duy nhất trên mạng, nó cung cấp lợi ích đáng kể là giảm chi phí , các khoản tiết kiệm có thể được, đồng thời nhanh chóng phục hồi nếu thông tin thường xuyên bị mất hoặc không thể truy cập.


2. Có những loại RAID nào dành cho server?

Trước hết RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks có nghĩa là các dãy đĩa dư thừa độc lập) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. Có khá nhiều loại RAID chủ yếu được chia thành 5 cấp độ chính, ngoài ra còn một số loại RAID khác ít được sử dụng rộng rãi. Mỗi cấp độ có các tính năng riêng, hầu hết chúng được xây dựng từ hai cấp độ cơ bản là RAID 0 và RAID 1. Dưới đây sẽ giới thiệu một số loại RAID thường được sử dụng nhất.

RAID 0

Đây là dạng RAID đang được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đòi hỏi tối thiểu hai đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai. Để đơn giản hơn, bạn có thể hình dung mình có 100MB dữ liệu và thay vì dồn 100MB vào một đĩa cứng duy nhất, RAID 0 sẽ giúp dồn 50MB vào mỗi đĩa cứng riêng giúp giảm một nửa thời gian làm việc theo lý thuyết. Từ đó bạn có thể dễ dàng suy ra nếu có 4, 8 hay nhiều đĩa cứng hơn nữa thì tốc độ sẽ càng cao hơn. Tuy nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế, RAID 0 vẫn ẩn chứa nguy cơ mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở cách ghi thông tin xé lẻ vì như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một file nào đó), máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và mất luôn. Thật may mắn là với công nghệ hiện đại, sản phẩm phần cứng khá bền nên những trường hợp mất dữ liệu như vậy xảy ra không nhiều. Có thể thấy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ, video số.

RAID 1

Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin thất lạc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).

RAID 5

Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.

RAID 6

RAID 6 phần nào giống như RAID 5 nhưng lại được sử dụng lặp lại nhiều hơn số lần sự phân tách dữ liệu để ghi vào các đĩa cứng khác nhau. Ví dụ như ở RAID 5 thì mỗi một dữ liệu được tách thành hai vị trí lưu trữ trên hai đĩa cứng khác nhau, nhưng ở RAID 6 thì mỗi dữ liệu lại được lưu trữ ở ít nhất ba vị trí (trở lên), điều này giúp cho sự an toàn của dữ liệu tăng lên so với RAID 5. RAID 6 yêu cầu tối thiểu 4 ổ cứng. Trong RAID 6, ta thấy rằng khả năng chịu đựng rủi ro hư hỏng ổ cứng được tăng lên rất nhiều. Nếu với 4 ổ cứng thì chúng cho phép hư hỏng đồng thời đến 2 ổ cứng mà hệ thống vẫn làm việc bình thường, điều này tạo ra một xác xuất an toàn rất lớn. Chính do đó mà RAID 6 thường chỉ được sử dụng trong các máy chủ chứa dữ liệu cực kỳ quan trọng.

RAID 0 1 (hay còn gọi là RAID 10)

Có bao giờ bạn ao ước một hệ thống lưu trữ nhanh nhẹn như RAID 0, an toàn như RAID 1 hay chưa? Chắc chắn là có và hiển nhiên ước muốn đó không chỉ của riêng bạn. Chính vì thế mà hệ thống RAID kết hợp 0 1 đã ra đời, tổng hợp ưu điểm của cả hai “đàn anh”. Tuy nhiên chi phí cho một hệ thống kiểu này khá đắt, bạn sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0 1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0 1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB thì lượng dữ liệu “thấy được” là (4*80)/2 = 160GB.

Ngoài các loại được đề cập ở trên, bạn còn có thể bắt gặp nhiều loại RAID khác nhưng chúng không được sử dụng rộng rãi mà chỉ giới hạn trong các hệ thống máy tính phục vụ mục đích riêng, có thể kể như: RAID 2 (Error-Correcting Coding), RAID 3 (Bit-Interleaved Parity), RAID 4 (Dedicated Parity Drive), RAID 7 (thương hiệu của tập đoàn Storage Computer, cho phép thêm bộ đệm cho RAID 3 và 4), RAID S (phát minh của tập đoàn EMC và được sử dụng trong các hệ thống lưu trữ Symmetrix của họ). Bên cạnh đó còn một số biến thể khác, ví dụ như Intel Matrix Storage cho phép chạy kiểu RAID 0 1 với chỉ 2 ổ cứng hoặc RAID 1.5 của DFI trên các hệ BMC 865, 875. Chúng tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng đa phần đều là bản cải tiến của các phương thức RAID truyền thống.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Khái Niệm Về Domain Là Gì?

Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau.


Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.

Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit , tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.

Ví dụ một địa chỉ Internet : 203.113.173.2

(Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ ).

Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền.

Ví dụ: Máy chủ Web Server của MaxDesign có địa chỉ IP là 203.113.173.2, tên miền của MaxDesign là maxdesign.vn. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền maxdesign.vn là truy nhập được.

Cấu Tạo Của Domain - Tên Miền

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm. Thành phần thứ nhất “home” là tên của máy chủ, thành phần thứ hai thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng “vn” là tên miền mức cao nhất (top level domain name).

1/ Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain “TLD”) bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v.. và các lĩnh vực dùng chung cho toàn cầu và 2 chỉ dùng ở Mỹ.


Dùng chung.

.COM: Dành cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân họat động thương mại.

.BIZ: Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tương đương với” .COM”.

.EDU: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo.

.GOV: Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.

.NET: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung.

.ORG: Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội.

.INT: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

.AC: Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.

.PRO: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.

.INFO: Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân

.HEALTH: Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm.

.NAME: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet

Dùng ở Mỹ

6- MIL : Quân sự ( Military )

7- GOV : Nhà nước ( Government )

2/ Tên miền mức hai ( Second Level ) : Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như  các lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Ví dụ:
.COM.VN
.BIZ.VN
.EDU.VN
.GOV.VN
.NET.VN
.ORG.VN
.INT.VN
.AC.VN
.PRO.VN
.INFO.VN
.HEALTH.VN
.NAME.VN


Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Các Loại Tên Miền Cần Biết

Miền cấp cao nhất

Tên miền cấp cao nhất (Top-level Domain - TLD)

Là phần cuối cùng của một tên miền Internet; hay nói cách khác, nó là những chữ đi sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Ví dụ, trong tên miền www.thietkeweb.com, tên miền cấp cao nhất là com (hoặc COM, vì tên miền không phân biệt dạng chữ)


Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority - IANA) hiện chia tên miền cấp cao nhất thành 3 loại:

Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) 

Được sử dụng bởi một quốc gia bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v.. 

Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD)

Về mặt lý thuyết, được sử dụng bởi một kiểu tổ chức nào đó (ví dụ, .com cho những tổ chức thương mại). Nó có ba ký tự trở lên. Phần lớn các tên miền dùng chung có thể được dùng trên toàn thế giới, nhưng vì những lý do lịch sử tên miền .mil (quân đội - military) và .gov (chính phủ - government) bị giới hạn chỉ được dùng cho các cơ quan tương ứng của Hoa Kỳ. Tên miền dùng chung được chia nhỏ thành các tên miền cấp cao nhất có tài trợ (sTLD), như .aero, .coop và .museum,

1- COM : Thương mại ( Commercial)
2- EDU : Giáo dục ( education )
3- NET : Mạng lưới ( Network )
4- INT : Các tổ chức quốc tế ( International Organisations )
5- ORG : Các tổ chức khác ( other orgnizations )
6- MIL : Quân sự ( Military )
7- GOV : Nhà nước ( Government )

Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD)

Tên và tên miền cấp cao nhất không có tài trợ (uTLD), như .biz, .info, .name và .pro.miền cấo cao nhất .arpa là tên miền duy nhất được xác định thuộc loại này. .root cũng có tồn tại nhưng không biết lý do.Danh sách đầy đủ của các TLD đang tồn tại có thể được xem tại danh sách các tên miền Internet cấp cao nhất. Từ đây về sau có thể dùng chữ Tên miền với ý nghĩa là tên miền cấp cao nhất.2.2. Các tên miền trước đây

Tên miền .nato đã được NIC thêm vào vào cuối thập niên 1980 để dùng cho NATO. NATO cho rằng không có tên miền nào hiện có có thể phản ánh đúng vị trí một tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, ngay sau khi bổ sung, NIC đã tạo ra tên miền .int để dùng cho các tổ chức quốc tế, và thuyết phục NATO sử dụng nato.int để thay thế. Tuy nhiên, tên miền nato, mặc dù không còn sử dụng, vẫn không bị xóa đi cho đến tháng 7 năm 1996.

Những tên miền thuộc về lịch sử còn có .cs cho Tiệp Khắc và .zr cho Zaire. Ngược lại, tên miền .su vẫn còn hoạt động mặc dù quốc gia Liên Xô mà nó đại diện ngày nay không còn tồn tại.

Tên miền ảo

Trước đây Internet chỉ là một trong nhiều mạng máy tính diện rộng. Những máy tính không kết nối vào Internet, nhưng kết nối với những mạng khác như BITNET, CSNET hay UUCP, nói chung có thể trao đổi email với Internet thông qua cổng e-mail. Khi được dùng trên Internet, những địa chỉ của những mạng này thường được đặt dưới một tên miền ảo như bitnet, csnet và uucp; tuy nhiên những tên miền ảo này đã được hiện thực ở các cấu hình máy chủ mail như sendmail.cf, không phải là tên miền cấp cao thực sự và không tồn tại trong DNS.

Phần lớn những mạng này tồn tại trong một thời gian dài, và mặc dù UUCP vẫn còn được sử dụng nhiều ở một số nơi trên thế giới mà cơ sở hạ tầng Internet chưa được thiết lập tốt, nó cũng đã chuyển sang sử dụng tên miền Internet, vì thế các tên miền ảo chỉ còn được nhắc đến như kỷ niệm.

Mạng nặc danh Tor có một tên miền ảo onion, chỉ có thể được truy cập bằng chương trình Tor vì nó sử dụng giao thức Tor (onion routing) để đến được dịch vụ ẩn với mục đích bảo vệ tính nặc danh của tên miền.

.local cũng đáng được đề cập vì nó là yêu cầu bắt buộc của giao thức Zeroconf. Nó cũng được nhiều tổ chức sử dụng nội bộ, điều này sẽ trở thành một vấn đề khi Zeroconf trở nên phổ biến. Cả .site và .internal đã được khuyến cáo để dùng cho cá nhân, nhưng chưa có sự nhất trí về vấn đề này.

Các tên miền dự trữ

RFC 2606 dự trữ bốn tên miền cấp cao nhất sau cho những mục đích khác nhau, với ý định những tên miền này không nên trở thành những tên miền thật sự trong DNS toàn cầu:
• example — dự trữ để dùng trong các ví dụ
• invalid — dự trữ để dùng trong những tên miền sai một cách rõ ràng
• localhost — dự trữ để tránh xung đột với cách dùng truyền thống của localhost
• test — dự trữ để sử dụng trong thử nghiệm

Mối Quan Hệ Giữa Tên Miền Và Thương Hiệu Như Thế Nào

Mối quan hệ giữa tên miền và thương hiệu là gì?


Tên miền internet - theo TT09/2008/TT-BTTTT: là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”.

Còn thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO:  là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Như vậy, tên miền và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn độc lập với nhau. Tên miền không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhưng, trên thực tế, thương hiệu bảo vệ công việc kinh doanh trong xã hội thực còn tên miền bảo vệ thương hiệu trong xã hội ảo trên mạng internet. Như vậy đăng ký tên miền có thương hiệu thực chất cũng là bảo vệ công việc kinh doanh của mỗi chủ thể.

Những Lời Khuyên Cho Bạn Khi Mua Tên Miền Sẵn Có

Lợi thế khi mua tên miền sẵn có

Lý do để mua lại một tên miền sẵn có? Khi thời cơ tới để tiến hành việc kinh doanh của bạn trên Internet, một trong những ý nghĩ đầu tiên là bạn phải mua một tên miền để thiết kế một website cho công việc mới của bạn. Bạn có thể mất nhiều thời gian mường tượng ra những tên miền và thử xem nó đã được đăng ký chưa, còn một lựa chọn khác bạn nên xem xét là mua một tên miền có sẵn.


Rõ ràng là bạn không muốn mua một website đang tồn tại cho công việc kinh doanh mới của mình bằng việc tạo mới một website phản ánh được chính xác tầm nhìn kinh doanh của bạn, nhưng khi mua một tên miền đang tồn tại lại khác, nó có nhiều thuận lợi hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một tên miền mới, bạn có thể sẽ thấy một tên miền có sẵn với mức giá không quá chênh lệch với tên miền mới. Tên miền đang tồn tại sẽ đem lại nhiều lợi thế.

Một trong những lợi thế đầu tiên của tên miền đang sẵn có là nó đã có lưu lượng truy cập đến. Dĩ nhiên lượng truy cập sẽ thay đổi lớn dựa vào những gì người sở hữu hiện tại đã tiến hành để quảng bá nhưng tên miền mới cũng sẽ dẫn đến một lượng truy cập nhất định nào đó.

Lợi thế nữa đến từ việc tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm. Nhiều người sở hữu tên miền cuối cùng đã phải dành một chút thời gian tối ưu tên miền cho các công cụ tìm kiếm. Những người sở hữu khác lại mất nhiều thời gian và công sức tập trung vào các từ khoá và đảm bảo tên miền được liệt kê trong công cụ tìm kiếm. Mất nhiều thời gian cho một vài tên miền được liệt kê trong danh sách của công cụ tìm kiếm và nếu ai đó đã tiến hành công việc đó cho bạn thì bạn hãy sẵn sàng tận dụng điều này ngay khi được tiếp quản tên miền.

Lợi thế thứ ba là rất có khả năng có những tên miền chứa từ khoá cần thiết, phù hợp mục tiêu và ngắn gọn. Không thể và rất khó khăn để tìm một tên miền chưa được đăng ký với cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và thậm chí nếu bạn có một ý tưởng từ khoá đặc biệt trong đầu. Tuy nhiên, nhiều người sở hữu tên miền đã đăng ký những tên miền này để đầu cơ hơn là sử dụng lâu dài nên họ mong muốn bán đi. Cách duy nhất để có được nhữnng tên miền hấp dẫn này là mua chúng.

Chọn tên miền đúng cho doanh nghiệp của bạn kinh doanh trên Internet có thể vừa hấp dẫn vừa đầy thách thức, nhưng nếu bạn bỏ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về các tên miền có sẵn thì bạn có thể mua được món hời và khởi sự công việc kinh doanh với một ưu thế.

Mối Quan Hệ Qua Lại Giữa Tên Miền Và Web Hosting

Mối quan hệ qua lại của tên miền và hosting? Việc lựa chọn một tên miền có thể có một chút trở ngại khi các nhà đăng ký tên miền thường mời chào thêm nhiều dịch vụ chứ không chỉ là tên miền. Nhiều nhà đăng ký còn đưa ra cả dịch vụ hosting.


Tên miền và hosting là hai sản phẩm dịch vụ hoàn toàn riêng rẽ, nhưng trong khi cố gắng bán cả hai thì các nhà đăng ký tên miền thường gây nhầm lẫn cho khách hàng. Khi bạn mua hosting cho website, về cơ bản bạn đang thuê một folder trên một máy tính (gọi là máy chủ Web) được kết nối với Internet. 

Bạn trả cho công ty phí hàng tháng hoặc hàng năm để duy trì các file website của bạn trên mạng và giữ chúng an toàn tránh khỏi các hacker hay những “kẻ xấu” trên mạng khác. Mặc dù về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể tự lưu trữ một website, nhưng với chi phí khoảng 10 hoặc 20 USD/tháng thuê hosting thì đó là khoản chi tiêu hợp lý. Duy trì máy chủ web luôn họat động và ở tình trạng tốt là việc khá quan trọng, vì vậy hãy để nhiệm vụ này cho các chuyên gia, những người yêu thích kiểu công việc đó.
Điều quan trọng là phải hiểu được mối quan hệ giữa các tên miền và hosting trang web. Về cơ bản, một tên miền trỏ đến một thư mục riêng biệt trên một máy chủ web cụ thể. Bạn có thể mua một tên miền mà không mua dịch vụ hosting. 

Nhiều người thường mua các tên miền khá lâu trước khi họ có thể tiến hành tạo lập một trang web. Còn ngay khi bạn nghĩ ra được một cái tên hay thì hãy chi 8 USD và chỉ mua tên miền đó, thế nên một số người khác không có được nó.

Cho đến khi bạn tạo ra một trang web, tên miền sẽ trỏ đến một “trang được giữ chỗ”. Trang này được tạo lập bởi nhà đăng ký tên miền như một nơi giữ chỗ cho đến lúc bạn mua hosting và đưa trang của bạn lên mạng. Trang được giữ chỗ này để cho những người khác biết rằng tên miền đó không có sẵn nữa. Sau khi bạn phát triển một trang, có được hosting, và đưa được các file của trang web đó vào trong thư mục của bạn lên máy chủ web thì bạn hãy chuyển tên miền của bạn trỏ vào trang này.
Hãy nhớ rằng bạn cũng có thể trỏ nhiều tên miền vào cùng một trang web. 

Nếu bạn quyết định làm thế thì bạn không cần phải mua thêm hosting. Dưới đây là một số câu hỏi cần được đưa ra trước khi bạn mua thêm hosting.

Bạn có muốn một trang web khác không? (Một trang khác hoàn toàn với những file khác). Ví dụ, 2 URL riêng biệt có 2 tên miền khác nhau, được đặt ở những folder khác nhau, và được thiết lập từ những file hoàn toàn không giống nhau.

Bạn có muốn một tên miền khác trỏ đến trang mà bạn đang có không ? Ví dụ, bạn có thể có 2 URL trỏ đến một nơi. Trong trường hợp này, đó là một thư mục có một bộ các file trên máy chủ, nhưng 2 tên miền cùng trỏ đến nó.

Nếu trả lời là có ở câu thứ 2, bạn không cần mua thêm một tài khoản hosting. Các file đều có sẵn trong thư mục này. Nói chung, công ty hosting của bạn sẽ không đòi bạn trả tiền để trỏ một tên miền khác tới cùng một trang. Vả lại họ cũng không quan tâm bạn trỏ bao nhiêu tên miền vào một website. Tuy nhiên, họ sẽ lưu ý nếu bạn có nhiều hơn một website và sẽ căn cứ vào đó để yêu cầu bạn trả tiền.

Sự Khác Nhau Giữa Web Hosting Và Vps

Mình chắc chắn có nhiều người không thể phân biệt nổi VPS và Web hosting hay còn gọi là Shared hosting, hoặc không biết VPS hay Web hosting phù hợp cho website của mình, sau đây mình xin tư vấn cho các bạn được rõ.


Web hosting 

Là một vùng trên một ổ cứng của một “tòa nhà” có tên là Server, máy chủ này là một chiếc máy tính trong đó phân các vùng trong ổ đĩa theo gói và theo dung lượng đã định bằng một phần mềm quản lý hosting như Cpanel hoặc DirectAdmin … và mọi cấu hình trên host là cấu hình chung của Server, được giới hạn nguồn tài nguyên nhất định. Một máy chủ có thể phân làm 300 Web hosting.

VPS 

Là một vùng trên ổ đĩa, nhưng có quyền ngang bằng với Server riêng, nó được phân ra bởi một Server vật lý, với một phần mềm tách tài nguyên của máy chủ chính thành các VPS, các VPS thường độc lập hẳn với máy chủ vật lý về nguyên tắc hoạt động, cũng bị giới hạn bởi Dung lượng và băng thông. Một máy chủ vật lý có thể phân được tầm 20 cái VPS.

Sự khác nhau giữ chúng

+ Web hosting có hệ điều hành, nhưng không thể thay đổi được do chung cấu hình Server

VPS không có hệ điều hành, bạn phải cài

+ Web hosting có dung lượng lưu trữ giới hạn, băng thông thấp

VPS thường có băng thông và dung lượng cao hơn

+ Web hosting fixed cứng

VPS thích làm gì thì làm

+ Web hosting đơn giản trong cấu hình, mọi thứ được sắp đặt sẵn

VPS thì đừng mơ, cần phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý máy chủ mới có thể xài, không cần thận thì tốn tài nguyên và kém bảo mật!

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Business Hosting

Business Hosting: Giải pháp cao cấp & chất lượng vàng cho các website doanh nghiệp, tổ chức, các website thương mại điện tử cần sự ổn định & tốc độ cao hơn 30% so với các loại hosting bình thường, đồng thời còn tạo sự an tâm hơn với tính năng gửi nhận email được đảm bảo.


Các đặc tính của Business Hosting:

- Số lượng website đặt trên 1 server rất ít nên sẽ đảm bảo được tốc độ.

- Cấu hình phần cứng cao cấp đảm bảo hoạt động nhanh và ổn định của website.

- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình với các phiên bản khác nhau.

- Miễn phí tạo, quản lý hộp thư điện tử (Email) theo tên miền riêng.

- Miễn phí tạo tên miền con (Subdomain).

- Sử dụng nhiều tên miền cho 1 website, băng thông lớn.

- Quản lý nhiều website trên cùng 1 tài khoản hosting.

- Quản lý đăng nhập, giám sát thông số băng thông và dung lượng.

- Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu.

- Video, tài liệu, ebook hướng dẫn sử dụng minh họa rõ ràng & dễ hiểu.

Ngoài ra, còn có các đặc tính nổi trội như sau:

- Tốc độ truy cập nhanh thêm 30%, lên đến 130%.

- Thời gian uptime 99.99% cho website luôn hoạt động ổn định & trơn tru.

- Hệ thống auto backup dữ liệu hàng tuần (weekly).

- Hỗ trợ các chức năng chuyên biệt (chatscript, shoutbox, PDO, Jsp tomcat, mail() v.v...).

- Ưu tiên hỗ trợ sự cố trước so với các loại hosting khác.