Hiển thị các bài đăng có nhãn domian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn domian. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Tên Miền Hư Danh Được Hiểu Như Thế Nào?

Những tên miền quốc gia hư danh là những tên miền được sử dụng phần lớn với mục địch kinh doanh, thường ở bên ngoài đất nước. Nhờ ngẫu nhiên mà tên miền quốc gia trùng hợp với một vài khái niệm, ngành nghề, sản phẩm hay từ nào đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một vài ngôn ngữ khác. Một số ví dụ:


ad là tên miền quốc gia của Andorra, nhưng ngày càng được dùng nhiều bởi các cơ quan quảng cáo. (advertisement).

am là tên miền quốc gia của Armenia, nhưng thường được dùng cho các đài radio AM. (AM).

cc là tên miền quốc gia của Đảo Cocos (Keeling) nhưng thường dùng rộng rãi cho nhiều loại trang web.
cd là tên miền quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Congo nhưng thường được dùng cho những trang của nhà buôn CD hay chia sẻ tập tin.

fm là tên miền quốc gia của Liên bang Micronesia nhưng thường được dùng cho các đài radio FM.
la là tên miền quốc gia của Lào nhưng được quảng bá là tên miền cho Los Angeles.

nu là tên miền quốc gia của Niue nhưng được quảng bá tương tự với "mới" (new) trong tiếng Anh, "bây giờ" (nu) trong tiếng Na Uy và tiếng Hà Lan. Cũng còn có nghĩa "khỏa thân" (nu) trong tiếng Pháp.

sc là tên miền quốc gia của Seychelles nhưng thường được dùng như .Source (mã nguồn).

tv là tên miền quốc gia của Tuvalu nhưng thường được dùng cho các ngành công nghiệp truyền hình giải trí.

ws là tên miền quốc gia của Samoa (Tây Samoa trước đây) được quảng bá như .Website (trang web).

je là tên miền quốc gia của Jersey nhưng thường được dùng như từ giảm nhẹ trong tiếng Hà Lan (ví dụ như "huis.je"), như "bạn" ("zoek.je" = "tìm bạn"), hay như "tôi" trong tiếng Pháp (ví dụ, "moi.je").

gg là tên miền quốc gia của Guernsey nhưng thường được dùng trong ngành công nghiệp trò chơi và đánh bạc (gaming and gambling), đặc biệt liên quan tới đua ngựa gee-gee.

Với tên miền .tv, đọc theo tiếng Anh là “ti-vi” - sặc mùi truyền hình nên Tuvalu coi như... trúng số. Không một ai ở Tuvalu thấy được giá trị của cái đuôi .tv này cho đến năm 2000, khi một doanh nhân Canada đề nghị hợp tác với chính quyền Tuvalu lập một công ty mang tên DotTV đặt ở thung lũng Silicon - Mỹ để bán các tên miền có đuôi .tv. Đảo quốc Tuvalu sẽ có 20% cổ phần trong số vốn khởi đầu 50 triệu USD và một ghế trong hội đồng quản trị. Mỗi năm Công ty DotTV bán ra hàng chục ngàn tên miền với giá 50 USD/ năm. Đa số khách hàng mua tên miền .tv là các tập đoàn truyền hình. Ví dụ như kênh truyền hình nổi tiếng MTV cũng đã chuyển từ MTV.COM sang địa chỉ mới là MTV.TV.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Đặc Điểm Của Cpu Server

Các CPU server hiện nay thường được xây dựng trên nền tảng Intel Xeon. Với những ưu điểm vượt trội, các dòng Intel Xeon đã đưa Intel trở thành một hãng nổi tiếng trên thị trường CPU server.

CPU server là gì?

CPU (Central Processing Unit) hay đơn vị xử lý trung tâm, cũng giống như CPU PC hay Laptop, CPU server có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU server là lưu trữ dữ liệu và quản lý các máy tính khác trong cùng một hệ thống.

CPU server là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ.

CPU server có những đặc điểm gì?

Về cấu tạo, một CPU server gồm 3 bộ phận chính

Bộ điều khiển ( Control Unit ): Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. 

Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit): Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học ( +,-,*,/ ) hay các phép tính logic (so sánh lớn hơn,nhỏ hơn…)

Thanh ghi ( Register ): Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý.

Về tính năng, CPU server có những ưu điểm vượt trội hơn so với một CPU PC thông thường.

Số nhân/số luồng

Các CPU PC thường sử dụng những chip 2 nhân và 4 nhân, 6 nhân rất ít xuất hiện trên thị trường phổ thông, còn 8 nhân trở lên (CPU đa nhân) chỉ dành cho các CPU server. Khi máy tính được trang bị một CPU đa nhân sẽ có thể làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm), hoặc làm một việc lớn nhanh hơn bình thường. Ta cứ hình dung 1 CPU đa nhân sẽ giống một quầy thu ngân, càng có nhiều nhân viên thì cùng lúc sẽ tính tiền được cho nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, các CPU server còn sử dụng công nghệ có tên gọi là “siêu phân luồng”. Công nghệ này sẽ giúp cải tiến hiệu năng của chip một cách đáng kể.

Bộ nhớ cache

Bộ nhớ cache thường có ở Chíp, Ram và cả trên ổ cứng. Do đọc dữ liệu từ cache nhanh hơn đọc từ đĩa cứng nên tốc độ của cả hệ thống cũng như của ứng dụng tăng đáng kể. Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, nhờ vậy tốc độ hệ thống nhanh hơn. Cache của máy chủ cao hơn gấp nhiều lần so với cache trên các PC. Cụ thể là cache  của máy chủ là 24MB (Xeon E7), cache trên các PC là 6MB (core i7).

Speed (Tốc độ xử lý), xung nhịp

CPU PC tốc độ xử lý xung nhịp nhanh, đáp ứng nhanh và tức thời. CPU PC thích hợp với làm việc cá nhân, chơi game. Nhưng do xung nhịp cao nên CPU dễ nóng và độ bền thấp hơn CPU server.

Socket (đế cắm của CPU trên mainboard)

Các loại socket CPU server phổ biến: LGA 2011, LGA1155, LGA 1366, LGA 1356 và socket mới nhất – LGA 1150. Trong các socket này, LGA1155 là socket sẽ có vòng đời thấp nhất và không lâu nữa sẽ bị ngừng phát triển để nhường đường cho LGA1150. Theo lộ trình của Intel, LGA1150 và LGA2011 sẽ còn được phát triển trong ít nhất vài năm tới đây.  

Đặc biệt, Socket của CPU server còn hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU,....

Tiết kiệm điện năng

Với CPU server dựa trên nền tảng Intel Xeon, lượng tiêu thụ điện năng trên máy là rất ít. Đối với một người dùng cá nhân thì tính năng này có thể không quan trọng, tuy nhiên đối với máy tính hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần thì  mức hao phí điện năng là một con số khá lớn, đây thường là mối bận tâm của các doanh nghiệp.

Linh Kiện Máy Chủ Gồm Những Gì?

Hệ thống máy chủ hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành công việc của các doanh nghiệp, tổ chức. Tùy nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp có thể lựa chọn mua máy chủ nguyên bộ hay dạng system máy chủ. Máy chủ (server) thật ra có cấu tạo và cách hoạt động không khác các máy tính cá nhân quá nhiều chỉ thêm một số chức năng và linh kiện máy chủ để phù hợp với khối lượng công việc lớn mà máy chủ phải đảm nhiệm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong một hệ thống máy chủ thường có các linh kiện nào.

1. Linh kiện server gồm những gì ?

Để hoạt động tốt và tối ưu nhất một máy chủ cần có các linh kiện máy chủ chính như sau:

Chassis máy chủ 

Hay còn gọi là thùng máy,  dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Ram, CPU, HDD, Main…) bên trong máy. Đối với máy tính PC thông thường người dùng gọi nó là Case, với máy chủ (server) gọi là Chassis server hay Chassis máy chủ. Chassis có 3 dạng chính là Tower Server, Rack-mount Server và Blade Server được phân biệt rõ ràng bởi kích thước hình dạng và kích thước của thùng máy. Chassis máy chủ có dạng nằm ngang là Rack Mount, dạng đứng hay dạng tháp là Tower server , Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc. Các doanh nghiệp nhỏ thường dùng Chassis Tower, nhưng với các doanh nghiệp có hệ thống máy chủ lớn, để thuận tiện hơn doanh nghiệp nên sử dụng Rack mount máy chủ là phù hợp nhất. Ngoài ra tùy theo mục đính sử dụng có thể chọn các loại Chassis 1U, 2U,3U hay 4U.

Mainboard máy chủ 

Hay còn có tên là motherboard máy chủ hoặc gọi tắt là main máy chủ. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính, trung tâm của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Mainboard có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy. Nó bao gồm các khe gắn (sockets) cho phép gắn thêm các bo mạch phụ, các bo mạch chức năng. Mainboard còn chứa các kênh truyền dữ liệu (bus), các bộ xử lý (chipsets), các khe chứa bộ nhớ (memory sockets), các giao diện gắn thiết bị ngoại vi và thiết bị nhập xuất như: máy in, màn hình, bàn phím, chuột, máy ảnh kỹ thuật số… Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng.


CPU máy chủ (Central Processing Unit) 

Cũng giống như CPU PC, CPU máy chủ có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Đây cũng được coi là bộ xử lý trung tâm của máy chủ (server) và là một thiết bị linh kiện máy chủ quan trọng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu sản xuất CPU máy chủ, nhưng nổi tiếng và được người dùng tin dùng nhất là ADM và Intel. CPU AMD có tốc độ nhưng tỏa nhiệt nhiều, mà yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của toàn hệ thống. CPU Intel thì thông dụng và được nhiều người dùng lựa chọn do sự nổi tiếng của thương hiệu, tính ổn định cũng như sự tương thích với nhiều máy tính của nó. Intel sản xuất khá nhiều dòng chip CPU, nhưng về CPU máy chủ thì nổi tiếng là 2 dòng Intel Xeon và Core i7, trong đó CPU Intel Xeon được sử dụng nhiều nhất hiện nay cho máy chủ.

RAM server 

Là linh kiện quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình có thể được chạy vào cùng một thời điểm cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời. RAM quyết định khả năng truy xuất dữ liệu của máy tính đến người dùng, đặc biệt là với hệ thống server máy chủ viêc lựa chọn 1 RAM máy chủ tốt rất quan trọng. Về cơ bản thì RAM có 2 loại chính là SDR (Single Data Rate)  và DDR (Double Data Rate), cấu trúc của chúng khá giống nhau nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Trong RAM máy chủ DDR còn cải tiến thêm 1 số loại RAM mới như (DDR, DDR2, DDR3) và có thêm chức năng ECC (Error Checking and Correction). RAM server có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ, cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra. Đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần  duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu, khả năng hoạt động liên tục cho máy là diều rất quan trọng, do đó Ram ECC có độ ổn định và hiệu năng rất cao gần như trở thành tiêu chuẩn cho RAM máy chủ hiện nay.

HDD server (ổ cứng máy chủ)

Là dạng ổ cứng truyền thống, cũng giống như HDD cho PC đều có chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng giữa PC và máy chủ khác nhau nên HDD máy chủ phải tăng dung lượng bộ nhớ, một máy chủ có thể gắn được nhiều HDD tùy theo nhu cầu sử dụng. HDD máy chủ tốt phải giúp cải thiện rất nhiều về khả năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, kích cỡ cũng như tuổi thọ của máy chủ. Ngoài ra, khác với các HDD của máy PC thường có chuẩn giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM), một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức, doanh nghiệp.

SSD server

Đây là loại ổ cứng đặc (Solid State Drive), nó sử dụng các chip nhớ thay vì đĩa quay như HDD. SSD làm tăng tốc độ xử lý và hiệu năng của hệ thống máy chủ sẽ được cải thiện đáng kể. Do đó, SSD trong máy chủ thường được sử dụng để cài đặt hệ điều hành hơn là việc lữu trữ. Giá thành của SSD hiện nay thường cao hơn HDD cùng dung lượng.

Card RAID

Đây là thành phần quan trọng trong một máy chủ hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. 

Bộ cung cấp nguồn (PSU) 

Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi. Các server thường hoạt động liên tục ngày này qua ngày nọ nên cần có một bộ cung cấp nguồn ổn định đề hệ thống có thể hoạt động tốt trong thời gian dài.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Khái Niệm Về Domain Là Gì?

Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau.


Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.

Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit , tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.

Ví dụ một địa chỉ Internet : 203.113.173.2

(Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ ).

Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền.

Ví dụ: Máy chủ Web Server của MaxDesign có địa chỉ IP là 203.113.173.2, tên miền của MaxDesign là maxdesign.vn. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền maxdesign.vn là truy nhập được.

Cấu Tạo Của Domain - Tên Miền

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm. Thành phần thứ nhất “home” là tên của máy chủ, thành phần thứ hai thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng “vn” là tên miền mức cao nhất (top level domain name).

1/ Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain “TLD”) bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v.. và các lĩnh vực dùng chung cho toàn cầu và 2 chỉ dùng ở Mỹ.


Dùng chung.

.COM: Dành cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân họat động thương mại.

.BIZ: Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tương đương với” .COM”.

.EDU: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo.

.GOV: Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.

.NET: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung.

.ORG: Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội.

.INT: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

.AC: Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.

.PRO: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.

.INFO: Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân

.HEALTH: Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm.

.NAME: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet

Dùng ở Mỹ

6- MIL : Quân sự ( Military )

7- GOV : Nhà nước ( Government )

2/ Tên miền mức hai ( Second Level ) : Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như  các lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Ví dụ:
.COM.VN
.BIZ.VN
.EDU.VN
.GOV.VN
.NET.VN
.ORG.VN
.INT.VN
.AC.VN
.PRO.VN
.INFO.VN
.HEALTH.VN
.NAME.VN


Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Các Loại Tên Miền Cần Biết

Miền cấp cao nhất

Tên miền cấp cao nhất (Top-level Domain - TLD)

Là phần cuối cùng của một tên miền Internet; hay nói cách khác, nó là những chữ đi sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Ví dụ, trong tên miền www.thietkeweb.com, tên miền cấp cao nhất là com (hoặc COM, vì tên miền không phân biệt dạng chữ)


Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority - IANA) hiện chia tên miền cấp cao nhất thành 3 loại:

Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) 

Được sử dụng bởi một quốc gia bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v.. 

Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD)

Về mặt lý thuyết, được sử dụng bởi một kiểu tổ chức nào đó (ví dụ, .com cho những tổ chức thương mại). Nó có ba ký tự trở lên. Phần lớn các tên miền dùng chung có thể được dùng trên toàn thế giới, nhưng vì những lý do lịch sử tên miền .mil (quân đội - military) và .gov (chính phủ - government) bị giới hạn chỉ được dùng cho các cơ quan tương ứng của Hoa Kỳ. Tên miền dùng chung được chia nhỏ thành các tên miền cấp cao nhất có tài trợ (sTLD), như .aero, .coop và .museum,

1- COM : Thương mại ( Commercial)
2- EDU : Giáo dục ( education )
3- NET : Mạng lưới ( Network )
4- INT : Các tổ chức quốc tế ( International Organisations )
5- ORG : Các tổ chức khác ( other orgnizations )
6- MIL : Quân sự ( Military )
7- GOV : Nhà nước ( Government )

Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD)

Tên và tên miền cấp cao nhất không có tài trợ (uTLD), như .biz, .info, .name và .pro.miền cấo cao nhất .arpa là tên miền duy nhất được xác định thuộc loại này. .root cũng có tồn tại nhưng không biết lý do.Danh sách đầy đủ của các TLD đang tồn tại có thể được xem tại danh sách các tên miền Internet cấp cao nhất. Từ đây về sau có thể dùng chữ Tên miền với ý nghĩa là tên miền cấp cao nhất.2.2. Các tên miền trước đây

Tên miền .nato đã được NIC thêm vào vào cuối thập niên 1980 để dùng cho NATO. NATO cho rằng không có tên miền nào hiện có có thể phản ánh đúng vị trí một tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, ngay sau khi bổ sung, NIC đã tạo ra tên miền .int để dùng cho các tổ chức quốc tế, và thuyết phục NATO sử dụng nato.int để thay thế. Tuy nhiên, tên miền nato, mặc dù không còn sử dụng, vẫn không bị xóa đi cho đến tháng 7 năm 1996.

Những tên miền thuộc về lịch sử còn có .cs cho Tiệp Khắc và .zr cho Zaire. Ngược lại, tên miền .su vẫn còn hoạt động mặc dù quốc gia Liên Xô mà nó đại diện ngày nay không còn tồn tại.

Tên miền ảo

Trước đây Internet chỉ là một trong nhiều mạng máy tính diện rộng. Những máy tính không kết nối vào Internet, nhưng kết nối với những mạng khác như BITNET, CSNET hay UUCP, nói chung có thể trao đổi email với Internet thông qua cổng e-mail. Khi được dùng trên Internet, những địa chỉ của những mạng này thường được đặt dưới một tên miền ảo như bitnet, csnet và uucp; tuy nhiên những tên miền ảo này đã được hiện thực ở các cấu hình máy chủ mail như sendmail.cf, không phải là tên miền cấp cao thực sự và không tồn tại trong DNS.

Phần lớn những mạng này tồn tại trong một thời gian dài, và mặc dù UUCP vẫn còn được sử dụng nhiều ở một số nơi trên thế giới mà cơ sở hạ tầng Internet chưa được thiết lập tốt, nó cũng đã chuyển sang sử dụng tên miền Internet, vì thế các tên miền ảo chỉ còn được nhắc đến như kỷ niệm.

Mạng nặc danh Tor có một tên miền ảo onion, chỉ có thể được truy cập bằng chương trình Tor vì nó sử dụng giao thức Tor (onion routing) để đến được dịch vụ ẩn với mục đích bảo vệ tính nặc danh của tên miền.

.local cũng đáng được đề cập vì nó là yêu cầu bắt buộc của giao thức Zeroconf. Nó cũng được nhiều tổ chức sử dụng nội bộ, điều này sẽ trở thành một vấn đề khi Zeroconf trở nên phổ biến. Cả .site và .internal đã được khuyến cáo để dùng cho cá nhân, nhưng chưa có sự nhất trí về vấn đề này.

Các tên miền dự trữ

RFC 2606 dự trữ bốn tên miền cấp cao nhất sau cho những mục đích khác nhau, với ý định những tên miền này không nên trở thành những tên miền thật sự trong DNS toàn cầu:
• example — dự trữ để dùng trong các ví dụ
• invalid — dự trữ để dùng trong những tên miền sai một cách rõ ràng
• localhost — dự trữ để tránh xung đột với cách dùng truyền thống của localhost
• test — dự trữ để sử dụng trong thử nghiệm

Mối Quan Hệ Giữa Tên Miền Và Thương Hiệu Như Thế Nào

Mối quan hệ giữa tên miền và thương hiệu là gì?


Tên miền internet - theo TT09/2008/TT-BTTTT: là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”.

Còn thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO:  là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Như vậy, tên miền và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn độc lập với nhau. Tên miền không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhưng, trên thực tế, thương hiệu bảo vệ công việc kinh doanh trong xã hội thực còn tên miền bảo vệ thương hiệu trong xã hội ảo trên mạng internet. Như vậy đăng ký tên miền có thương hiệu thực chất cũng là bảo vệ công việc kinh doanh của mỗi chủ thể.

Những Lời Khuyên Cho Bạn Khi Mua Tên Miền Sẵn Có

Lợi thế khi mua tên miền sẵn có

Lý do để mua lại một tên miền sẵn có? Khi thời cơ tới để tiến hành việc kinh doanh của bạn trên Internet, một trong những ý nghĩ đầu tiên là bạn phải mua một tên miền để thiết kế một website cho công việc mới của bạn. Bạn có thể mất nhiều thời gian mường tượng ra những tên miền và thử xem nó đã được đăng ký chưa, còn một lựa chọn khác bạn nên xem xét là mua một tên miền có sẵn.


Rõ ràng là bạn không muốn mua một website đang tồn tại cho công việc kinh doanh mới của mình bằng việc tạo mới một website phản ánh được chính xác tầm nhìn kinh doanh của bạn, nhưng khi mua một tên miền đang tồn tại lại khác, nó có nhiều thuận lợi hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một tên miền mới, bạn có thể sẽ thấy một tên miền có sẵn với mức giá không quá chênh lệch với tên miền mới. Tên miền đang tồn tại sẽ đem lại nhiều lợi thế.

Một trong những lợi thế đầu tiên của tên miền đang sẵn có là nó đã có lưu lượng truy cập đến. Dĩ nhiên lượng truy cập sẽ thay đổi lớn dựa vào những gì người sở hữu hiện tại đã tiến hành để quảng bá nhưng tên miền mới cũng sẽ dẫn đến một lượng truy cập nhất định nào đó.

Lợi thế nữa đến từ việc tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm. Nhiều người sở hữu tên miền cuối cùng đã phải dành một chút thời gian tối ưu tên miền cho các công cụ tìm kiếm. Những người sở hữu khác lại mất nhiều thời gian và công sức tập trung vào các từ khoá và đảm bảo tên miền được liệt kê trong công cụ tìm kiếm. Mất nhiều thời gian cho một vài tên miền được liệt kê trong danh sách của công cụ tìm kiếm và nếu ai đó đã tiến hành công việc đó cho bạn thì bạn hãy sẵn sàng tận dụng điều này ngay khi được tiếp quản tên miền.

Lợi thế thứ ba là rất có khả năng có những tên miền chứa từ khoá cần thiết, phù hợp mục tiêu và ngắn gọn. Không thể và rất khó khăn để tìm một tên miền chưa được đăng ký với cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và thậm chí nếu bạn có một ý tưởng từ khoá đặc biệt trong đầu. Tuy nhiên, nhiều người sở hữu tên miền đã đăng ký những tên miền này để đầu cơ hơn là sử dụng lâu dài nên họ mong muốn bán đi. Cách duy nhất để có được nhữnng tên miền hấp dẫn này là mua chúng.

Chọn tên miền đúng cho doanh nghiệp của bạn kinh doanh trên Internet có thể vừa hấp dẫn vừa đầy thách thức, nhưng nếu bạn bỏ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về các tên miền có sẵn thì bạn có thể mua được món hời và khởi sự công việc kinh doanh với một ưu thế.

Mối Quan Hệ Qua Lại Giữa Tên Miền Và Web Hosting

Mối quan hệ qua lại của tên miền và hosting? Việc lựa chọn một tên miền có thể có một chút trở ngại khi các nhà đăng ký tên miền thường mời chào thêm nhiều dịch vụ chứ không chỉ là tên miền. Nhiều nhà đăng ký còn đưa ra cả dịch vụ hosting.


Tên miền và hosting là hai sản phẩm dịch vụ hoàn toàn riêng rẽ, nhưng trong khi cố gắng bán cả hai thì các nhà đăng ký tên miền thường gây nhầm lẫn cho khách hàng. Khi bạn mua hosting cho website, về cơ bản bạn đang thuê một folder trên một máy tính (gọi là máy chủ Web) được kết nối với Internet. 

Bạn trả cho công ty phí hàng tháng hoặc hàng năm để duy trì các file website của bạn trên mạng và giữ chúng an toàn tránh khỏi các hacker hay những “kẻ xấu” trên mạng khác. Mặc dù về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể tự lưu trữ một website, nhưng với chi phí khoảng 10 hoặc 20 USD/tháng thuê hosting thì đó là khoản chi tiêu hợp lý. Duy trì máy chủ web luôn họat động và ở tình trạng tốt là việc khá quan trọng, vì vậy hãy để nhiệm vụ này cho các chuyên gia, những người yêu thích kiểu công việc đó.
Điều quan trọng là phải hiểu được mối quan hệ giữa các tên miền và hosting trang web. Về cơ bản, một tên miền trỏ đến một thư mục riêng biệt trên một máy chủ web cụ thể. Bạn có thể mua một tên miền mà không mua dịch vụ hosting. 

Nhiều người thường mua các tên miền khá lâu trước khi họ có thể tiến hành tạo lập một trang web. Còn ngay khi bạn nghĩ ra được một cái tên hay thì hãy chi 8 USD và chỉ mua tên miền đó, thế nên một số người khác không có được nó.

Cho đến khi bạn tạo ra một trang web, tên miền sẽ trỏ đến một “trang được giữ chỗ”. Trang này được tạo lập bởi nhà đăng ký tên miền như một nơi giữ chỗ cho đến lúc bạn mua hosting và đưa trang của bạn lên mạng. Trang được giữ chỗ này để cho những người khác biết rằng tên miền đó không có sẵn nữa. Sau khi bạn phát triển một trang, có được hosting, và đưa được các file của trang web đó vào trong thư mục của bạn lên máy chủ web thì bạn hãy chuyển tên miền của bạn trỏ vào trang này.
Hãy nhớ rằng bạn cũng có thể trỏ nhiều tên miền vào cùng một trang web. 

Nếu bạn quyết định làm thế thì bạn không cần phải mua thêm hosting. Dưới đây là một số câu hỏi cần được đưa ra trước khi bạn mua thêm hosting.

Bạn có muốn một trang web khác không? (Một trang khác hoàn toàn với những file khác). Ví dụ, 2 URL riêng biệt có 2 tên miền khác nhau, được đặt ở những folder khác nhau, và được thiết lập từ những file hoàn toàn không giống nhau.

Bạn có muốn một tên miền khác trỏ đến trang mà bạn đang có không ? Ví dụ, bạn có thể có 2 URL trỏ đến một nơi. Trong trường hợp này, đó là một thư mục có một bộ các file trên máy chủ, nhưng 2 tên miền cùng trỏ đến nó.

Nếu trả lời là có ở câu thứ 2, bạn không cần mua thêm một tài khoản hosting. Các file đều có sẵn trong thư mục này. Nói chung, công ty hosting của bạn sẽ không đòi bạn trả tiền để trỏ một tên miền khác tới cùng một trang. Vả lại họ cũng không quan tâm bạn trỏ bao nhiêu tên miền vào một website. Tuy nhiên, họ sẽ lưu ý nếu bạn có nhiều hơn một website và sẽ căn cứ vào đó để yêu cầu bạn trả tiền.

Phân Biệt Giữa Email Hosting Và Web Hosting

Web Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web, truyền file(FTP), Mail…,bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. 

Doanh nghiệp có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) có dung lượng phù hợp với dung lượng website. Với bất kỳ hình thức nào (tự trang bị máy chủ hay thuê máy chủ) thì DN cũng nên có các hiểu biết cần thiết về Web Hosting và máy chủ Web.

 Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.


Thế nào là Email hosting?

Email hosting là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ email miễn phí hỗ trợ email hay webmail miễn phí khác. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (hay còn gọi là email hosting) theo tên miền riêng của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản

Email Hosting

Email hosting là dịch vụ cung cấp Email chuyên dụng được xây dựng trên các cụm máy chủ chuyên dụng cho tính ổn định và sẵn sàng rất cao. Các IP gửi ra của dịch vụ luôn nằm được cho phép từ các máy chủ EMAIL khác nên các email gửi đến và đi luôn được chuyển tiếp ngay.

Ưu điểm của dịch vụ Email Hosting

Số lượng gửi ra lớn: Unlimited (Với điều kiện Email là hợp pháp)
Dung lượng Email lớn: Unlimited (Tùy theo vào các gói dịch vụ) 
Email gửi ra được gửi ngay tới inbox của các email server khác như Google, Yahoo, Webmail...
Máy chủ hỗ trợ các bản ghi SPF/DKIM, hỗ trợ chống viruts và Spam...
Không giới hạn băng thông sử dụng
Tất cả những tính năng kể trên nếu như dùng Email kèm theo hosting, miễn phí thì không thể có được.

Những Lưu Ý Khi Mua Hosting Và Domain

Mua domain và đăng ký host rất quan trọng khi làm website tốt cho SEO đó cũng chính là sự quan tâm hàng đầu đặt ra.


Chính vì vậy ta không thể chủ quan được nên cần phải chú ý các điểm quan trọng trước khi tiến hành mua như:

- Phải check xem domain ta mua trước kia đã bị Google Ban hay chưa?

- Tên miền có những từ khóa hay ý nghĩa thích hợp để SEO hay chưa?

- Hiểu về cách dùng domain địa phương so với tên miền phụ và thư mục.

- Tên miền đó là Quốc tế >com.net.org hay tên miền đúng địa phương như .VN ?

- Hosting chúng ta thuê đặt ở Quốc gia nào? phù hợp với khách hàng mục tiêu về tốc độ hay chưa? Ví dụ làm web du lịch inbound thì không nên thuê host Việt nam vậy.

- Thuê host ở công ty có uy tín hay không? Hãy search Google những câu đại loại như “Host ABC tệ, Host ABC củ chuối, Host ABC lừa đảo…” và xem trên mạng họ phàn nàn ca thán về công ty đó thế nào.

- Nơi bạn thuê host thì đạt bao nhiêu % uptime? Ping từ Việt nam và NN thì Ms là bao nhiêu? Check thử Speed Test 1 website mà chứa web nơi bạn định thuê xem tốc độ thế nào?

- Nơi bạn thuê host thì 1 IP họ chia cho bao nhiêu web chung nhau? Càng nhiều web trên 1 IP thì càng bất lợi.

- Liệu nơi bạn thuê Host có dịch vụ Back up hàng ngày không? Server có chạy Raid đề phòng ổ cứng hư hay không?

- Nơi bạn mua tên miền có bàn giao quyền quản trị DNS, domain, Privacy protect, có cho bật 2 lớp bảo vệ tên miền (Token) đề phòng hack tên miền hay không?

- Nơi bạn mua tên miền có cấp Hóa đơn/Chứng nhận hay các thủ tục pháp lý xác minh sở hữu hay không?.

Một Số Kinh Nghiệm Giúp Bạn Chọn Được Một Hosting Ưng Ý

Một số kinh nghiệm để chọn một web hosting tốt nhất? Có một vài người vì muốn tiết kiệm tiền hoặc chưa dám mạnh dạn đầu tư nên hay tìm những free web hosting. Và thường thì các bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng free web hosting bao giờ cũng nhiều lỗi, hay die, banner quảng cáo, cấm cái này hạn chế cái kia...và có thể die bất cứ lúc nào. 

Và thử tưởng tượng bạn đầu tư cả núi thời gian vào đó tự nhiên một ngày lên mạng thấy website không còn truy cập được và bạn lại bắt đầu lại từ con số 0. Chính vì vậy hãy mạnh dạn đầu tư một khoản chi phí nhỏ để có thể an tâm phát triển website và có doanh thu từ chính website đó mang lại. 

Web hosting là gì?

Về cơ bản web hosting là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ website mà bạn tạo ra trên server và nó có khả năng truyền dữ liệu trên Internet. Cho nên khi có ai đó gõ vào tên miền của bạn và website của bạn sẽ xuất hiện. Server hiểu nôm na cũng là một dạng máy tính chịu trách nhiệm "phục vụ" cho website của bạn trên internet.


Làm thế nào để chọn một web hosting thật tốt?

Một khi bạn đi đến quyết định mua host cho mình thì bạn phải cân nhắc rất nhiều điều kiện và có khi bạn cũng phân vân làm thế nào để biết một web hosting được cho là tốt? vì trên mạng có quá nhiều nhà cung cấp hosting với những lời quảng cáo ngọt như đường. Tuy nhiên trước khi quyết định mua host của một công ty nào đó bạn nên kiểm tra ngay xem nó có thực sự tốt hay không. Thật may mắn cho chúng ta là việc kiểm tra lại khá đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Theo tôi điều kiện tiên quyết để chọn một web hosting là dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Bởi vì chúng ta khi mua host đã gửi gắm tất cả niềm tin và tài sản của mình cho họ, nhưng chúng ta lại không thể trực tiếp xử lý nếu có việc gì xảy ra mà phải nhờ đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Tất nhiên một khi bạn có bất trắc bạn muốn vấn đề của bạn phải được giải quyết ngay chứ không phải ngồi đợi một vài ngày. Bởi vì một ngày đợi chờ là một ngày bạn mất đi một số lượng khách đến thăm trang web của mình, đó là điều chẳng Webmaster nào muốn cả.

Nếu tôi chọn host cho mình tôi sẽ không chọn những công ty nào mà không có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến hoặc bằng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp. Trong thực tế bạn thấy hầu như công ty hosting nào cũng có số điện thoại liên lạc, nhưng hình như số đó chỉ để làm cảnh thôi. Họ thực sự không trả lời bạn như họ đã quảng cáo là 24/7/365, đa số là từ thứ 2 đến thứ 7. Khi lần đầu tiên tôi mua host là tôi mua ở một công ty ở Hà Nội, ngày đó cứ được 2 ngày là site lại down (down tức là không vào được) một lần mà bandwidth (bandwidth là băng thông) thì còn dư quá trời. Gọi Yahoo cũng chẳng thấy ai, gọi điện thì cũng chỉ vào giờ hành chính thì may ra mới gặp. Mà trả lời thì cô hồn hết biết! "tại website của anh có diễn đàn nên server không chịu nổi nên die thôi. Từ trước đến nay công ty chúng tôi chỉ host cho những website công ty không có diễn đàn". Hay những câu trả lời tương tự vậy? Và bạn coi như mình mất một khoản học phí đầu tiên khi bước chân vào làng web hosting.

Vậy bạn sẽ làm thế nào để kiểm tra được dịch vụ của họ có tín nhiệm hay không? bằng cách đơn giản là thử kiểm tra họ như khi bạn đi mua quần áo bạn cũng được quyền mặc thử vậy. Nếu họ có số điện thoại mà trong hầu hết trường hợp họ phải có bạn thử gọi họ vào buổi tối muộn muộn một chút hoặc gọi vào cuối tuần để xem họ có ở đó không? Bạn cũng có thể gửi email đến cho họ và hỏi họ những câu hỏi cơ bản như "email của host có auto response không?" hoặc "em có thể tách domain ra khỏi host được không?" và xem xem mất bao lâu thì họ trả lời bạn. Nếu trong trường hợp không khẩn cấp lắm thì khoảng 1 ngày là có thể chấp nhận được.Nếu bạn gửi mail vào thứ 7 và đến thứ 2 mà vẫn chưa nhận được thì chắc chắn dịch vụ đó không tốt rồi.Và nếu họ còn không có cả số điện thoại để liên lạc thì tốt nhất bạn nên chọn dịch vụ hosting khác.

Những việc nên và không nên khi chọn web hosting

Một khi những bước thử đã xong và bạn muốn mua dịch vụ của họ, thì vấn đề sẽ là bạn sẽ chọn dịch vụ nào và tất nhiên dịch vụ càng cao thì càng mắc tiền. Nhưng theo tôi space (space là dung lượng hosting để chứa trang web) không phải là vấn đề quyết định mà là những định dạng họ hỗ trợ và bandwidth hoặc còn gọi là traffic. Nếu bạn có ý định cài forum (forum tức là diễn đàn) hoặc dùng portal CMS thì bạn nên chọn những web hosting có hỗ trợ PHP, ASP hoặc CGI.Nhưng hiện nay hầu hết những dịch vụ hosting đều hỗ trợ những dạng này.

Số lượng bandwidth thường được tính bằng đơn vị Gb. Nhỏ nhất là 1 Gb (1GB = 1000Mb)  và lớn nhất là không giới hạn. Bạn sẽ phải tự dự đoán xem một tháng mình dùng hết bao nhiêu bandwidth, thường thì phụ thuộc vào số lường người truy cập và những hình ảnh trên trang của bạn. Nếu trang của bạn hy vọng có số lượng lớn người truy cập, hoặc cho download nhạc thì bạn phải chọn những host có lượng bandwidth lớn và ngược lại.

Sau khi bạn quyết định được bandwidth rồi thì mới tính đến dung lượng của host đó. Thường thì 1 hoặc 5 Gb là đủ dùng cho 1 tháng, bạn cũng cần chú ý xem SQL của host đó là bao nhiêu? bao nhiêu địa chỉ email...

Chúc các bạn thành công !

Vps Cloud Hơn Vps Thông Thường Ở Những Điểm Nào

Sự khác biệt


a) Tính sẵn sàng cao.​

Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ vật lý, nên nếu có sự cố xảy ra với máy chủ này thì các VPS đều bị ảnh hưởng.

Còn đối với các VPS cloud, thì các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, nên giả sử 1 VPS đươc được host ở trong các máy chủ đó, mà máy chủ đó gặp sự cố, thì VPS đó tự động được chuyển qua host trên 1 máy khác trong hệ thống. Điều này đảm bảo được tính sẵn sàng cho VPS.

b) Thuận tiện trong việc quản lý.​

Các dịch vụ VPS thông thường hiện nay đa số chỉ cung cấp cho khách hàng tài khoản admin hay root để khách hàng truy cập từ xa. Các công việc như khởi động , backup, cài lại OS thì khách hàng phải gửi yêu cầu lên nhà cung cấp dịch vụ. Có chỗ làm miễn phí nhưng cũng có chỗ tính phí. Nói chung là khách hàng không được chủ động.

Còn trên VPS CLOUD, khách hàng được cung cấp tài khoản portal, khách hàng có thể chủ động khởi động, tắt, backup, cài lại OS từ image ở local hoặc có sẵn trên hệ thống. Khách hàng sẽ được chủ động trong mọi tình huống.

c) Khả năng mở rộng linh hoạt.​

Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ riêng lẻ, khi khách hàng muốn nâng cấp VPS , nếu máy chủ đó vẫn còn tài nguyên thì không sao, nhưng nếu máy chủ đang hết tài nguyên dự trữ thì việc nâng cấp lên sẽ gián đoạn VPS 1 khoảng thời gian , tuy là không nhiều.

Còn đối với các VPS cloud thì tài nguyên dự trữ là rât nhiều và lúc nào cũng sẵn sàng để nâng cấp VPS, việc cấp phát cũng rất nhanh chóng.

Với các tính năng vượt trội thì việc cung cấp dịch vụ VPS cloud là xu thế hiện nay của các nhà cung cấp và cũng là xu hướng lựa chọn của khách hàng.​

Tìm Hiểu Cơ Bản Về Bảo Mật IIS Server

Trong bài viết này tôi giới thiệu với các bạn một cách chi tiết về bảo mật một máy chủ WEB, từ giới thiệu, cài đặt các dịch vụ, cấu hình các cơ chế bảo mật một cách chi tiết nhất giúp các bạn khi quản trị web site có một cái nhìn tổng thể, cách cấu hình một cách chi tiết đảm bảo tính bảo mật cho máy chủ WEB.


Khái niệm bảo mật IIS server

Server là gì? 

Server là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Khái niệm bảo mật IIS server:

Với trọng tâm hướng dẫn những vấn đề cần thiết giúp bạn nâng cao tính bảo mật cho máy chủ IIS Server. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ Web, các ứng dụng trên máy chủ IIS được bảo mật nhất, mỗi ứng dụng từ máy chủ IIS cần phải được bảo mật từ những máy clients có thể kết nối vào chúng. Ngoài ra Web site và các ứng dụng trên máy chủ IIS cũng cần phải được bảo mật từ bên trong mạng Intranet của doanh nghiệp hay tổ chức.

Trong mức độ nào đó thì việc này nhằm ngăn chặn những kẻ phá hoại, mặc định IIS không được cài đặt trên Windows Server 2003. IIS khi được cài đặt sẽ ở trong chế độ bảo mật cao "high secure" hay gọi là "locked mode". Ví dụ IIS cài đặt mặc định sẽ chỉ có vài nội dung được cài đặt kèm. Tính năng như ASP, ASP.NET, Server Side Includes (SSI), Web Distributed Authoring and Versioning (WebDAV) hay Microsoft FrontPage Server Extensions sẽ không hoạt động cho đến khi người quản trị kích hoạt nó. Tính năng và dịch vụ có thể được kích hoạt là Web Service Extensions và IIS Manager.

IIS Manager là một giao diện đồ hoạ được thiết kế để quản trị IIS. Nó quản lý tài nguyên các file, directory, và các thiết lập cho các ứng dụng như về security, performance, và các tính năng khác.

Dưới đây là chi tiết các thiết lập nhằm nâng cao bảo mật cho IIS Server, đảm bảo tính bảo mật cao nhất khi dùng IIS Server làm máy chủ cho các ứng dụng Web.

Trước tiên về Audit Policy Settings

Các bạn phải thiết lâp Audit Policy trên máy chủ IIS Server trong môi trường làm việc đảm bảo toàn bộ thông tin của người dùng khi log vào hệ thống sẽ đều được ghi lại. Tất cả những dữ liệu được truy cập và các đều được log lại

Audit log on và Audit Objects Access.

Thiết lập User Rights Assignments

Bạn cần phải thiết lập "Deny access to this computer from the network", với thiết lập này sẽ quyết định những users nào bị cấm truy cập tới máy chủ IIS từ mạng. Thiết lập này sẽ cấm một số các giao thức mạng, bao gồm Server Message Block (SMB), NetBIOS, Common Internet File System (CIFS), Hypertext Transfer Protocol (HTTP) và Component Object Model Plus (COM+). Với thiết lập này tài khoản người dùng sẽ bị hạn chế và đảm bảo tính bảo mật cao hơn dưới đây là những người dùng cần phải thiết lập:

Anonoymous, Built-in Administrator, Suport_388945a0, Guest và toàn bộ người dùng không thuộc các tài khoản có sẵn. tất cả đều được thực hiện bằng tay trong User Rights Assignments.

Trong Security Options:

Bạn cần phải phân tích các yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra những cấu hình tuỳ biến thích hợp nhất.

Event Log Settings:

Bạn phải thiết lập trên IIS Servers trong các cấu hình khác nhau, quan trọng nhất của nó là bạn phải lưu lại toàn bộ các sự kiện theo một thể thống nhất với các tham số bạn cần cấu hình tuỳ vào yêu cầu, nhưng có hai yêu cầu cần ghi lại đó là ghi lại quá trình đăng nhập hệ thống (kể cả lỗi hay không có lỗi xảy ra trong quá trình đăng nhập) ghi lại những đối tượng được truy cập (kể cả lỗi hay không có lỗi xảy ra trong quá trình đăng nhập).

SYSTEM Services

Dưới đây là những thành phần trong Microsoft Windows Server 2003, với các dịch vụ buộc phải kích hoạt. Trong đó có các services cần phải để chế độ automatically.

Tìm Hiểu 9 Tính Năng Nổi Bật Của Cloud Server

Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.


Tính năng nổi bật của server

Tính sẵn sàng cao

Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các máy chủ trong “Cloud” và các khách hàng sẽ được tận hưởng lợi ích của hệ thống tự động chuyển đổi giữa các máy chủ khi mà một trong các phân hệ quản trị ảo hóa gặp sự cố và không thể kết nối.

Triển khai nhanh chóng

Triển khai hoạt động cho một máy chủ “Cloud” nhanh chóng trên giao diện quản lý tài nguyên Cloud Server. Khôi phục, cài đặt lại hoặc cài mới các máy chủ ảo nhanh chóng và dễ dàng.

Dễ dàng nâng cấp

Nếu khách hàng cần thêm tài nguyên, chỉ cần nâng giới hạn tài nguyên cho các máy chủ ảo hoặc tạo thêm các máy chủ ảo mới trong hệ thống nội bộ của bạn để phục vụ cho tăng trưởng của công việc kinh doanh.

Hệ thống quản lý

Hệ thống quản lý trên nền web-based, giao diện quản lý chi tiết được thiết kế đơn giản, tiện dụng và dễ hiểu nhất cho phép khách hàng quản lý mọi tài nguyên được cấp phép và phân bổ tài nguyên cho các máy chủ ảo.

Sao lưu dữ liệu

Hệ thống sao lưu khi thực hiện tác vụ sẽ sao lưu lại máy chủ ảo dưới dạng “snapshot” hệ thống giúp đảm bảo nguyên trạng dữ liệu và cấu hình hệ thống, ngoài ra các cấu hình thiết lập trên hệ thống cũng sẽ được sao lưu tự động cùng thời điểm chạy tác vụ.

Truy cập từ xa

Mọi máy chủ ảo đều được cấp quyền truy cập đầy đủ như hệ thống KVM. Truy cập máy chủ Linux với đầy đủ quyền quản trị của tài khoản root. Truy cập máy chủ Windows bằng Remote Desktop Protocol (RDP) với tài khoản quản trị cao nhất.

Bảo mật nâng cao

Cloud Server sử dụng hệ thống bảo mật nhiều tầng, lớp mới nhất, đảm cho máy chủ ảo trên “Cloud” được bảo vệ toàn thời gian trên đối với cả dòng dữ liệu ra/vào trên hệ thống khi giao tiếp với hệ thống bên ngoài.

Cơ sở hạ tầng hiện đại

Cơ sở hạ tầng của Cloud Server sử dụng hệ thống máy chủ chất lượng cao hỗ trợ các bộ vi xử lý chuyên dụng dành cho doanh nghiệp từ các hãng IBM, Dell, Cisco.Bộ nhớ tối thiểu cho các hệ thống ảo hóa là 128GB, phần cứng lưu trữ theo chuẩn SSD.
Công nghệ lưu trữ đám mây

Là hệ thống lưu trữ với công nghệ tiên tiến của Parallels giúp tăng cường tính sẵn sàng cao, hiệu năng thực thi, an toàn dữ liệu cũng như khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ của máy chủ đám mây bằng phương thức lưu trữ phân tán và sử dụng ổ cứng thể rắn SSD.

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Business Hosting

Business Hosting: Giải pháp cao cấp & chất lượng vàng cho các website doanh nghiệp, tổ chức, các website thương mại điện tử cần sự ổn định & tốc độ cao hơn 30% so với các loại hosting bình thường, đồng thời còn tạo sự an tâm hơn với tính năng gửi nhận email được đảm bảo.


Các đặc tính của Business Hosting:

- Số lượng website đặt trên 1 server rất ít nên sẽ đảm bảo được tốc độ.

- Cấu hình phần cứng cao cấp đảm bảo hoạt động nhanh và ổn định của website.

- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình với các phiên bản khác nhau.

- Miễn phí tạo, quản lý hộp thư điện tử (Email) theo tên miền riêng.

- Miễn phí tạo tên miền con (Subdomain).

- Sử dụng nhiều tên miền cho 1 website, băng thông lớn.

- Quản lý nhiều website trên cùng 1 tài khoản hosting.

- Quản lý đăng nhập, giám sát thông số băng thông và dung lượng.

- Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu.

- Video, tài liệu, ebook hướng dẫn sử dụng minh họa rõ ràng & dễ hiểu.

Ngoài ra, còn có các đặc tính nổi trội như sau:

- Tốc độ truy cập nhanh thêm 30%, lên đến 130%.

- Thời gian uptime 99.99% cho website luôn hoạt động ổn định & trơn tru.

- Hệ thống auto backup dữ liệu hàng tuần (weekly).

- Hỗ trợ các chức năng chuyên biệt (chatscript, shoutbox, PDO, Jsp tomcat, mail() v.v...).

- Ưu tiên hỗ trợ sự cố trước so với các loại hosting khác.