Hiển thị các bài đăng có nhãn hosting. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hosting. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Thế Nào Là Shared hosting?

Shared hosting ( chia sẻ): là gói hosting phổ thông và có giá rẻ hơn so với các loại khác. Hãy hình dung nhà cung cấp hosting có một máy chủ đặt tại data center, họ sẽ “chia nhỏ” tài nguyên của máy chủ này thành 5, 10,.. thậm chí đến 50 hoặc 100 phần nhỏ và cho khách hàng thuê phần nhỏ đó. 

Shared hosting phù hợp cho website nhỏ có lượng truy cập thấp, tài nguyên sử dụng không nhiều và vì thế giá thuê rất rẻ, trung bình khoảng 2-20 $/tháng tuỳ theo cấu hình.


+) Ưu điểm:

- Gía rẻ

- Không đòi hỏi nhiều hiểu biết về mặt kỹ thuật để quản trị. Bạn gần như không phải lo về các vấn đề như: vận hành, bảo trì, cấu hình máy chủ, cập nhật, sao lưu dữ liệu, …

- Nếu tài nguyên được phân chia không hợp lý hoặc gặp những nhà cung cấp xấu tính – họ gom càng nhiều khách hàng vào một máy chủ mà không tính đến việc quá tả – khi một website khác có lượng truy cập tăng đột biến, các website còn lại chung máy chủ đó sẽ bị chậm lại.

+)Khuyết điểm:

- Cấu hình thấp và tài nguyên hạn chế rất nhiều. Ví dụ chỉ cho add vào 1-2 domains, subdomain hạn chế ở 2-4, 1-2 CSDL,… Tài khoản bị tạm dừng (suppend) nếu “ngốn” quá nhiều CPU / RAM,…
- Dễ bị tấn công cục bộ (local attacking) từ những người dùng khác trên cùng server nếu người quản trị máy chủ đó là tay “gà mờ” trong việc cấu hình bảo mật.

Phân Tích Hosting Panel DirectAdmin Hay Kloxo?

1. Directadmin

Loại CP: Trả phí, có 2 hình thức là trả phí hàng tháng và trả phí Lifetime. Nếu bạn muốn sử dụng DirectAdmin lâu dài hãy lựa chọn Lifetime.

Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 170-180Mb

DirectAdmin có hệ thống nâng cấp CP và các ứng dụng (Apache, mail...) tách biệt với nhau nên có thể nâng cấp và cài đặt thêm chương trình một dễ dàng mà không sợ phát sinh lỗi. VD như Firewall, Antivirus...

Giao diện nhẹ, cấu hình và quản lý Webserver, mail... dễ dàng

Mức độ bảo mật: tốt, phù hợp sử dụng làm chia sẻ cho nhiều Website, ít khi bị lỗi, hoặc nếu có lỗi sẽ được vá rất nhanh.


2. Kloxo

- Phiên bản Apache:

Loại CP: miễn phí với 40 tên miền đầu tiên và trả phí với không giới hạn tên miền

Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 240-250Mb

Kloxo phiên bản này sử dụng Webserver là Apache (đã cài đặt nhiều module), Kloxo quản lý toàn bộ chương trình trên VPS, do vậy khó nâng cấp hay cài đặt thêm hay hiệu chỉnh. Hơn nữa, do tích hợp nhiều chương trình có thể không cần thiết với bạn khiến cho hệ thông phải tiêu hao thêm lượng tài nguyên.

Một số chương trình cài đặt thêm có thể xung đột với chương trình sẵn có của Kloxo khiến hệ thống hoạt động ngừng trệ.

Giao diện hơi nặng, tuy nhiên có thể điều chỉnh để giảm bớt hiệu ứng, có tích hợp nhiều công cụ cấu hình dịch vụ.

Mức độ bảo mật: thấp, không thích hợp lắm với việc chia sẻ nhiều website cho nhiều người khác nhau.

- Phiên bản Lighttpd:

Loại CP: giống như bản Apache cũng miễn phí với 40 tên miền đầu tiên và trả phí với không giới hạn tên miền

Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 50-60Mb

Kloxo phiên bản này sử dụng Webserver là Lighttpd, Kloxo cũng quản lý toàn bộ chương trình trên VPS, do vậy khó nâng cấp hay cài đặt thêm, mà phụ thuộc vào nhà cung cấp. Nhưng đổi lại, phiên bản này tiêu hao rất ít tài nguyên.

Các module không được hỗ trợ nhiều như Apache.

Giao diện tương tự bản Kloxo Apache.

Mức độ bảo mật: thấp, không thích hợp lắm với việc chia sẻ nhiều website cho nhiều người khác nhau.

Với phân tích trên thì chắc chắn Quý khách đã có quyết định cho sự lựa chọn phù hợp...

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Nên Sử Dụng Card Raid Nào?

Chắc chắn nhiều người sẽ bị rối vì có quá nhiều loại RAID với những tính năng khác nhau, nếu đang có nhu cầu xài RAID thì nên sử dụng loại nào là thích hợp? Vậy thì còn tùy vào nhu cầu lưu trữ dữ liệu và kinh phí có thể bỏ ra để đầu tư cho hệ thống RAID.


Nếu bạn có nhu cầu truy cập khối lượng dữ liệu lớn, yêu cầu về tốc độ dữ liệu cao thì RAID 0 là sự lựa chọn cho bạn. Tuy nhiên cũng có một thực tế là khi sử dụng RAID 0 thì bạn phải chấp nhận với rủi ro mất dữ liệu nếu ổ cứng đột ngột bị hư. Nếu có nhu cầu bảo mật thông tin và lưu trữ dữ liệu quan trong thì bạn không nên sử dụng RAID 0.

RAID 1 là sự lựa chọn mang tính an toàn khá cao dành cho những người dùng không chú trọng về mặt tốc độ mà có nhu cầu lưu trữ và quản lý các tài liệu thật sự quan trọng, đặc biệt là máy chủ (server) lưu các thông tin về tài chính, kế toán, thông tin khách hàng.

RAID 5 vào thời điểm hiện tại đang là lựa chọn số 1 cho mọi loại hình máy tính nhờ khả năng vừa sửa lỗi vừa tăng tốc. Nếu bạn dự kiến xây dựng một hệ thống RAID từ 4 đĩa cứng trở lên thì RAID 5 chắc chắn là giải pháp tối ưu.

Nếu các loại RAID này vẫn không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì RAID 01 (hay RAID 10) tổng hợp được ưu điểm của RAID 0 và RAID 1 vừa tối ưu về tốc độ vừa có tính an toàn dữ liệu rất cao. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng RAID 01 thi nên cân nhắc về vấn đề tài chính, vì đầu tư RAID này khá tốn chi phi và thường các công ty cần lưu trữ hệ thống thông tin lớn sử dụng. Ngoài ra tùy theo nhu cầu cá nhân bạn có thể nâng cấp sử dụng các cấp độ RAID khác như RAID 2,3,4,7…

Nếu có nhu cầu xây dựng hệ thống RAID thì việc đầu tiên bạn cần là trang bị cho mình card RAID thích hợp và ít nhất là 2 ổ cứng giống nhau để chạy RAID. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều hãng sản xuất Card RAID máy chủ nhưng 2 hãng chính chuyên sản xuất và được nhiều người tin dùng là Card Raid Adaptec và Card Raid Supermicro. Trên thị trường Việt Nam, Supermicro hay Adaptec chưa có cửa hàng chính hãng bán sản phẩm card RAID máy chủ mà công ty thông qua các đại lý bán linh kiện máy tính uy tín tại Việt Nam ký kết hợp đồng làm đại lý uỷ quyền ( Reseller Agency) để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng

Đặc Điểm Của Cpu Server

Các CPU server hiện nay thường được xây dựng trên nền tảng Intel Xeon. Với những ưu điểm vượt trội, các dòng Intel Xeon đã đưa Intel trở thành một hãng nổi tiếng trên thị trường CPU server.

CPU server là gì?

CPU (Central Processing Unit) hay đơn vị xử lý trung tâm, cũng giống như CPU PC hay Laptop, CPU server có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU server là lưu trữ dữ liệu và quản lý các máy tính khác trong cùng một hệ thống.

CPU server là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ.

CPU server có những đặc điểm gì?

Về cấu tạo, một CPU server gồm 3 bộ phận chính

Bộ điều khiển ( Control Unit ): Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. 

Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit): Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học ( +,-,*,/ ) hay các phép tính logic (so sánh lớn hơn,nhỏ hơn…)

Thanh ghi ( Register ): Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý.

Về tính năng, CPU server có những ưu điểm vượt trội hơn so với một CPU PC thông thường.

Số nhân/số luồng

Các CPU PC thường sử dụng những chip 2 nhân và 4 nhân, 6 nhân rất ít xuất hiện trên thị trường phổ thông, còn 8 nhân trở lên (CPU đa nhân) chỉ dành cho các CPU server. Khi máy tính được trang bị một CPU đa nhân sẽ có thể làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm), hoặc làm một việc lớn nhanh hơn bình thường. Ta cứ hình dung 1 CPU đa nhân sẽ giống một quầy thu ngân, càng có nhiều nhân viên thì cùng lúc sẽ tính tiền được cho nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, các CPU server còn sử dụng công nghệ có tên gọi là “siêu phân luồng”. Công nghệ này sẽ giúp cải tiến hiệu năng của chip một cách đáng kể.

Bộ nhớ cache

Bộ nhớ cache thường có ở Chíp, Ram và cả trên ổ cứng. Do đọc dữ liệu từ cache nhanh hơn đọc từ đĩa cứng nên tốc độ của cả hệ thống cũng như của ứng dụng tăng đáng kể. Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, nhờ vậy tốc độ hệ thống nhanh hơn. Cache của máy chủ cao hơn gấp nhiều lần so với cache trên các PC. Cụ thể là cache  của máy chủ là 24MB (Xeon E7), cache trên các PC là 6MB (core i7).

Speed (Tốc độ xử lý), xung nhịp

CPU PC tốc độ xử lý xung nhịp nhanh, đáp ứng nhanh và tức thời. CPU PC thích hợp với làm việc cá nhân, chơi game. Nhưng do xung nhịp cao nên CPU dễ nóng và độ bền thấp hơn CPU server.

Socket (đế cắm của CPU trên mainboard)

Các loại socket CPU server phổ biến: LGA 2011, LGA1155, LGA 1366, LGA 1356 và socket mới nhất – LGA 1150. Trong các socket này, LGA1155 là socket sẽ có vòng đời thấp nhất và không lâu nữa sẽ bị ngừng phát triển để nhường đường cho LGA1150. Theo lộ trình của Intel, LGA1150 và LGA2011 sẽ còn được phát triển trong ít nhất vài năm tới đây.  

Đặc biệt, Socket của CPU server còn hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU,....

Tiết kiệm điện năng

Với CPU server dựa trên nền tảng Intel Xeon, lượng tiêu thụ điện năng trên máy là rất ít. Đối với một người dùng cá nhân thì tính năng này có thể không quan trọng, tuy nhiên đối với máy tính hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần thì  mức hao phí điện năng là một con số khá lớn, đây thường là mối bận tâm của các doanh nghiệp.

System Máy Chủ (Server) Gồm Những Bộ Phận Nào

Là bộ máy chủ hoàn chỉnh, mua về là có thể sử dụng ngay, người dùng sẽ không mất nhiều thời gian để đi lựa chọn các bộ phận khác. System máy chủ hiện nay đang là lựa chọn hàng đầu của đại đa số người dùng. 

Cấu hình của 1 system máy chủ thông dụng

Bo mạch chủ (Mainboard)

Nếu như các bo mạch chủ của PC thông thường đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,... thì Chipset trên các bo mạch chủ của system sử dụng chipset chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,.... với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU Intel Xeon,....

Bộ vi xử lý (CPU)

Các PC thông thường dùng các socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore… thì CPU dành riêng cho system máy chủ đa số là dòng CPU Intel Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác...


Bộ nhớ (RAM)

RAM thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,... trong khi đó RAM dành cho system máy chủ cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Erorr Corection Code) giúp máy không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.

HDD/SDD

Các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, còn các HDD dành cho system máy chủ hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của DN.

Bo điều khiển Raid (Raid controller)

Đây là thành phần quan trọng trong một system máy chủ hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các system máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên có thể không cần trang bị thêm.
Ngoài ra, các system máy chủ vẫn còn một số tính năng vượt trội khác như: tính khả dụng, khả năng bảo trì, và tính bảo mật…

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Mua Hosting Giá Rẻ?

Để có một website chuyên nghiệp cả về hình thức (giao diện đẹp, chuẩn SEO, logic, rõ ràng), nội dung (content chuẩn SEO, mang đến nhiều thông tin bổ ích cho người xem), chất lượng (tốc độ nhanh, lưu lượng chứa được nhiều dữ liệu), bạn cần có một web hosting và một nhà thiết kế web chuyên nghiệp, thân thiện với Google. 


Bạn đang tìm kiếm cho mình một gói dịch vụ web hosting chất lượng cao, đảm bảo tốc độ cho website, với giá cả phải chăng? Hãy đến với dịch vụ cho thuê hosting của chúng tôi và cảm nhận sự khác biệt! Như các bạn cũng biết, marketing online là một chiến dịch không thể thiếu nếu công ty, doanh nghiệp của bạn muốn khách hàng biết đến và mua sản phẩm của mình.

Quảng cáo trên website là một trong những hình thức quan trọng bên cạnh những hình thức khác. Quảng cáo trên website không chỉ giúp tăng vị thế thương hiệu công ty mà còn giúp bạn có thêm nhiều khách hàng và bán được nhiều hàng hơn.Với đội ngũ thiết kế web chuẩn SEO, có óc sáng tạo và tư duy thẩm mỹ cao sẽ thiết kế cho doanh nghiệp bạn một trang web đẹp, chuyển tải thông điệp rõ ràng, chuẩn Seo để bạn nhanh chóng xuất hiện trên top Google.

Đồng thời, chúng tôi cung cấp dịch vụ cho thuê web hosting đảm bảo tốc độ nhanh, lưu lượng chứa được nhiều dữ liệu, web page, có các hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp bạn viết một chương trình Web…

Dịch Vụ Cho Thuê Máy Chủ FPT Là Gì?

Dịch vụ cho thuê máy chủ FPT là gì?

Dịch vụ thuê máy chủ FPT (Dedicated server) là dịch vụ cung cấp cho khách hàng toàn bộ hạ tầng bao gồm Phần cứng máy chủ, vị trí chỗ đặt máy chủ trên trung tâm dữ liệu FPT (data center), máy chủ được kết nối Internet tốc độ cao với ip tĩnh riêng, ổn định về điện và hệ thống làm mát, chống cháy nổ...

Dịch vụ thuê máy chủ (Dedicated Server) sẽ cung cấp cho khách hàng một máy chủ riêng và không gian tương ứng trên hệ thống tủ Rack. Server khách hàng được đặt trong Trung tâm Dữ liệu tiêu chuẩn Tier 3, được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

Dịch vụ thuê thiết bị bao gồm: Cho thuê máy chủ, thiết bị mạng (router, switch, firewall) được cung cấp bởi các hãng IBM, Dell, Cisco, Juniper ….

Khách hàng thuê thiết bị được hưởng dịch vụ hỗ trợ đào tạo sử dụng phần cứng kèm theo dịch vụ nâng cấp, bảo hành, thay thế linh kiện ngay tại chỗ.



Ưu điểm của dịch vụ Thuê máy chủ FPT

Với dịch vụ Máy chủ dùng riêng khách hàng được trang bị một máy chủ riêng và một IP tĩnh để truy cập quản trị máy chủ từ xa. Chính vì vậy, khách hàng có thể cùng một lúc sử dụng được nhiều dịch vụ như: truy cập web, thư điện tử, giới thiệu doanh nghiệp mình thông qua WWW, truyền file (FTP, xây dựng cơ sở dữ liệu...)

Dedicated Server là dịch vụ khách hàng có thể thuê server có sẵn. Khách hàng được tư vấn chọn cấu hình máy chủ phù hợp và được hỗ trợ cài đặt hệ điều hành ứng dụng. Ngoài ra, với dịch vụ Máy chủ dùng riêng, khách hàng có thể tự linh hoạt trong việc nâng cấp phần cứng cũng như phần mềm
Dịch vụ hoạt động ổn định, liên tục nhờ các hệ thống điều hoàm UPS, máy phát điện dự phòng và chống sét, chống cháy...

Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành

Cấu Tạo Của Domain - Tên Miền

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm. Thành phần thứ nhất “home” là tên của máy chủ, thành phần thứ hai thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng “vn” là tên miền mức cao nhất (top level domain name).

1/ Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain “TLD”) bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v.. và các lĩnh vực dùng chung cho toàn cầu và 2 chỉ dùng ở Mỹ.


Dùng chung.

.COM: Dành cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân họat động thương mại.

.BIZ: Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tương đương với” .COM”.

.EDU: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo.

.GOV: Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.

.NET: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung.

.ORG: Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội.

.INT: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

.AC: Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.

.PRO: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.

.INFO: Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân

.HEALTH: Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm.

.NAME: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet

Dùng ở Mỹ

6- MIL : Quân sự ( Military )

7- GOV : Nhà nước ( Government )

2/ Tên miền mức hai ( Second Level ) : Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như  các lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Ví dụ:
.COM.VN
.BIZ.VN
.EDU.VN
.GOV.VN
.NET.VN
.ORG.VN
.INT.VN
.AC.VN
.PRO.VN
.INFO.VN
.HEALTH.VN
.NAME.VN


Những Lý Do Giải Thích Tại Sao Giá Vps Ở Việt Nam Luôn Đắt Hơn Ở Nước Ngoài?

1. Thứ nhất, mô hình hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ VPS tại Việt Nam hoàn toàn khác với Vultr, Digital Ocean hay Linode.

Các công ty nước ngoài thường cung cấp dịch vụ VPS “Unmanaged“: có nghĩa là họ chỉ lo cơ sở hạ tầng, còn bạn sẽ phải tự cài đặt và cấu hình mọi thứ, từ hệ điều hành đến web server, cũng như tự khắc phục, xử lý khi xảy ra các lỗi liên quan đến phần mềm. Đây là một điều khá bất lợi nếu bạn muốn tận dụng những lợi thế mà một VPS mang lại (khi so với shared hosting) nhưng lại không biết nhiều về nó.


Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại cung cấp VPS dưới hình thức “Semi-Managed“: tức là họ có thể hỗ trợ bạn hầu như tất cả mọi thứ khi được yêu cầu. Thông thường, khi sử dụng một dịch vụ VPS tại Việt Nam, bạn có thể yêu cầu nhân viên kỹ thuật cài đặt và cấu hình tất cả mọi thứ cần thiết, đủ để vận hành một trang web, cũng như gửi ticket yêu cầu hỗ trợ khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng (kể cả phần cứng lẫn phần mềm). Việc hỗ trợ hoàn toàn bằng tiếng Việt nên các bạn sẽ không gặp phải những khó khăn liên quan đến bất đồng ngôn ngữ.

Nếu đem so sánh giá VPS của các nhà cung cấp Việt Nam với các nhà cung cấp dịch vụ Semi-Managed hoặc Managed khác (của nước ngoài), chẳng hạn như HostGator, StableHost hay HawkHost,… các bạn sẽ thấy mức giá đó không hề đắt một chút nào, thậm chí còn khá rẻ.

2. Thứ hai, chi phí cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ở Việt Nam khá đắt đỏ.

Đây là một điều không cần nói nhưng ai cũng biết. Nếu một món đồ công nghệ ở Mỹ được bán rẻ như cho thì khi về Việt Nam, nó bị đội giá lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp bốn lần. Thực sự khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu vừa muốn có được thiết bị chất lượng cao vừa phải đưa ra được một mức giá phải chăng cho khách hàng. Chi phí đầu tư cao đã buộc họ phải nâng giá sản phẩm để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận.

Hai nguyên nhân kể trên, theo quan điểm của tôi, là nguồn gốc sâu xa của việc giá dịch vụ VPS tại Việt Nam thường cao hơn của các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận thực trạng một số nhà cung cấp trong nước đang cố tình đưa ra mức giá quá cao, hoàn toàn không tương xứng với những gì mà họ mang lại cho khách hàng, nhằm mục đích thu được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, hãy là người tiêu dùng thông minh, sáng suốt trong việc lựa chọn nhà cung cấp để tránh tiền mất tật mang nhé. Chúc các bạn may mắn

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Các Loại Tên Miền Cần Biết

Miền cấp cao nhất

Tên miền cấp cao nhất (Top-level Domain - TLD)

Là phần cuối cùng của một tên miền Internet; hay nói cách khác, nó là những chữ đi sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Ví dụ, trong tên miền www.thietkeweb.com, tên miền cấp cao nhất là com (hoặc COM, vì tên miền không phân biệt dạng chữ)


Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority - IANA) hiện chia tên miền cấp cao nhất thành 3 loại:

Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) 

Được sử dụng bởi một quốc gia bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v.. 

Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD)

Về mặt lý thuyết, được sử dụng bởi một kiểu tổ chức nào đó (ví dụ, .com cho những tổ chức thương mại). Nó có ba ký tự trở lên. Phần lớn các tên miền dùng chung có thể được dùng trên toàn thế giới, nhưng vì những lý do lịch sử tên miền .mil (quân đội - military) và .gov (chính phủ - government) bị giới hạn chỉ được dùng cho các cơ quan tương ứng của Hoa Kỳ. Tên miền dùng chung được chia nhỏ thành các tên miền cấp cao nhất có tài trợ (sTLD), như .aero, .coop và .museum,

1- COM : Thương mại ( Commercial)
2- EDU : Giáo dục ( education )
3- NET : Mạng lưới ( Network )
4- INT : Các tổ chức quốc tế ( International Organisations )
5- ORG : Các tổ chức khác ( other orgnizations )
6- MIL : Quân sự ( Military )
7- GOV : Nhà nước ( Government )

Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD)

Tên và tên miền cấp cao nhất không có tài trợ (uTLD), như .biz, .info, .name và .pro.miền cấo cao nhất .arpa là tên miền duy nhất được xác định thuộc loại này. .root cũng có tồn tại nhưng không biết lý do.Danh sách đầy đủ của các TLD đang tồn tại có thể được xem tại danh sách các tên miền Internet cấp cao nhất. Từ đây về sau có thể dùng chữ Tên miền với ý nghĩa là tên miền cấp cao nhất.2.2. Các tên miền trước đây

Tên miền .nato đã được NIC thêm vào vào cuối thập niên 1980 để dùng cho NATO. NATO cho rằng không có tên miền nào hiện có có thể phản ánh đúng vị trí một tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, ngay sau khi bổ sung, NIC đã tạo ra tên miền .int để dùng cho các tổ chức quốc tế, và thuyết phục NATO sử dụng nato.int để thay thế. Tuy nhiên, tên miền nato, mặc dù không còn sử dụng, vẫn không bị xóa đi cho đến tháng 7 năm 1996.

Những tên miền thuộc về lịch sử còn có .cs cho Tiệp Khắc và .zr cho Zaire. Ngược lại, tên miền .su vẫn còn hoạt động mặc dù quốc gia Liên Xô mà nó đại diện ngày nay không còn tồn tại.

Tên miền ảo

Trước đây Internet chỉ là một trong nhiều mạng máy tính diện rộng. Những máy tính không kết nối vào Internet, nhưng kết nối với những mạng khác như BITNET, CSNET hay UUCP, nói chung có thể trao đổi email với Internet thông qua cổng e-mail. Khi được dùng trên Internet, những địa chỉ của những mạng này thường được đặt dưới một tên miền ảo như bitnet, csnet và uucp; tuy nhiên những tên miền ảo này đã được hiện thực ở các cấu hình máy chủ mail như sendmail.cf, không phải là tên miền cấp cao thực sự và không tồn tại trong DNS.

Phần lớn những mạng này tồn tại trong một thời gian dài, và mặc dù UUCP vẫn còn được sử dụng nhiều ở một số nơi trên thế giới mà cơ sở hạ tầng Internet chưa được thiết lập tốt, nó cũng đã chuyển sang sử dụng tên miền Internet, vì thế các tên miền ảo chỉ còn được nhắc đến như kỷ niệm.

Mạng nặc danh Tor có một tên miền ảo onion, chỉ có thể được truy cập bằng chương trình Tor vì nó sử dụng giao thức Tor (onion routing) để đến được dịch vụ ẩn với mục đích bảo vệ tính nặc danh của tên miền.

.local cũng đáng được đề cập vì nó là yêu cầu bắt buộc của giao thức Zeroconf. Nó cũng được nhiều tổ chức sử dụng nội bộ, điều này sẽ trở thành một vấn đề khi Zeroconf trở nên phổ biến. Cả .site và .internal đã được khuyến cáo để dùng cho cá nhân, nhưng chưa có sự nhất trí về vấn đề này.

Các tên miền dự trữ

RFC 2606 dự trữ bốn tên miền cấp cao nhất sau cho những mục đích khác nhau, với ý định những tên miền này không nên trở thành những tên miền thật sự trong DNS toàn cầu:
• example — dự trữ để dùng trong các ví dụ
• invalid — dự trữ để dùng trong những tên miền sai một cách rõ ràng
• localhost — dự trữ để tránh xung đột với cách dùng truyền thống của localhost
• test — dự trữ để sử dụng trong thử nghiệm

Những Lời Khuyên Cho Bạn Khi Mua Tên Miền Sẵn Có

Lợi thế khi mua tên miền sẵn có

Lý do để mua lại một tên miền sẵn có? Khi thời cơ tới để tiến hành việc kinh doanh của bạn trên Internet, một trong những ý nghĩ đầu tiên là bạn phải mua một tên miền để thiết kế một website cho công việc mới của bạn. Bạn có thể mất nhiều thời gian mường tượng ra những tên miền và thử xem nó đã được đăng ký chưa, còn một lựa chọn khác bạn nên xem xét là mua một tên miền có sẵn.


Rõ ràng là bạn không muốn mua một website đang tồn tại cho công việc kinh doanh mới của mình bằng việc tạo mới một website phản ánh được chính xác tầm nhìn kinh doanh của bạn, nhưng khi mua một tên miền đang tồn tại lại khác, nó có nhiều thuận lợi hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một tên miền mới, bạn có thể sẽ thấy một tên miền có sẵn với mức giá không quá chênh lệch với tên miền mới. Tên miền đang tồn tại sẽ đem lại nhiều lợi thế.

Một trong những lợi thế đầu tiên của tên miền đang sẵn có là nó đã có lưu lượng truy cập đến. Dĩ nhiên lượng truy cập sẽ thay đổi lớn dựa vào những gì người sở hữu hiện tại đã tiến hành để quảng bá nhưng tên miền mới cũng sẽ dẫn đến một lượng truy cập nhất định nào đó.

Lợi thế nữa đến từ việc tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm. Nhiều người sở hữu tên miền cuối cùng đã phải dành một chút thời gian tối ưu tên miền cho các công cụ tìm kiếm. Những người sở hữu khác lại mất nhiều thời gian và công sức tập trung vào các từ khoá và đảm bảo tên miền được liệt kê trong công cụ tìm kiếm. Mất nhiều thời gian cho một vài tên miền được liệt kê trong danh sách của công cụ tìm kiếm và nếu ai đó đã tiến hành công việc đó cho bạn thì bạn hãy sẵn sàng tận dụng điều này ngay khi được tiếp quản tên miền.

Lợi thế thứ ba là rất có khả năng có những tên miền chứa từ khoá cần thiết, phù hợp mục tiêu và ngắn gọn. Không thể và rất khó khăn để tìm một tên miền chưa được đăng ký với cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và thậm chí nếu bạn có một ý tưởng từ khoá đặc biệt trong đầu. Tuy nhiên, nhiều người sở hữu tên miền đã đăng ký những tên miền này để đầu cơ hơn là sử dụng lâu dài nên họ mong muốn bán đi. Cách duy nhất để có được nhữnng tên miền hấp dẫn này là mua chúng.

Chọn tên miền đúng cho doanh nghiệp của bạn kinh doanh trên Internet có thể vừa hấp dẫn vừa đầy thách thức, nhưng nếu bạn bỏ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về các tên miền có sẵn thì bạn có thể mua được món hời và khởi sự công việc kinh doanh với một ưu thế.

Mối Quan Hệ Qua Lại Giữa Tên Miền Và Web Hosting

Mối quan hệ qua lại của tên miền và hosting? Việc lựa chọn một tên miền có thể có một chút trở ngại khi các nhà đăng ký tên miền thường mời chào thêm nhiều dịch vụ chứ không chỉ là tên miền. Nhiều nhà đăng ký còn đưa ra cả dịch vụ hosting.


Tên miền và hosting là hai sản phẩm dịch vụ hoàn toàn riêng rẽ, nhưng trong khi cố gắng bán cả hai thì các nhà đăng ký tên miền thường gây nhầm lẫn cho khách hàng. Khi bạn mua hosting cho website, về cơ bản bạn đang thuê một folder trên một máy tính (gọi là máy chủ Web) được kết nối với Internet. 

Bạn trả cho công ty phí hàng tháng hoặc hàng năm để duy trì các file website của bạn trên mạng và giữ chúng an toàn tránh khỏi các hacker hay những “kẻ xấu” trên mạng khác. Mặc dù về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể tự lưu trữ một website, nhưng với chi phí khoảng 10 hoặc 20 USD/tháng thuê hosting thì đó là khoản chi tiêu hợp lý. Duy trì máy chủ web luôn họat động và ở tình trạng tốt là việc khá quan trọng, vì vậy hãy để nhiệm vụ này cho các chuyên gia, những người yêu thích kiểu công việc đó.
Điều quan trọng là phải hiểu được mối quan hệ giữa các tên miền và hosting trang web. Về cơ bản, một tên miền trỏ đến một thư mục riêng biệt trên một máy chủ web cụ thể. Bạn có thể mua một tên miền mà không mua dịch vụ hosting. 

Nhiều người thường mua các tên miền khá lâu trước khi họ có thể tiến hành tạo lập một trang web. Còn ngay khi bạn nghĩ ra được một cái tên hay thì hãy chi 8 USD và chỉ mua tên miền đó, thế nên một số người khác không có được nó.

Cho đến khi bạn tạo ra một trang web, tên miền sẽ trỏ đến một “trang được giữ chỗ”. Trang này được tạo lập bởi nhà đăng ký tên miền như một nơi giữ chỗ cho đến lúc bạn mua hosting và đưa trang của bạn lên mạng. Trang được giữ chỗ này để cho những người khác biết rằng tên miền đó không có sẵn nữa. Sau khi bạn phát triển một trang, có được hosting, và đưa được các file của trang web đó vào trong thư mục của bạn lên máy chủ web thì bạn hãy chuyển tên miền của bạn trỏ vào trang này.
Hãy nhớ rằng bạn cũng có thể trỏ nhiều tên miền vào cùng một trang web. 

Nếu bạn quyết định làm thế thì bạn không cần phải mua thêm hosting. Dưới đây là một số câu hỏi cần được đưa ra trước khi bạn mua thêm hosting.

Bạn có muốn một trang web khác không? (Một trang khác hoàn toàn với những file khác). Ví dụ, 2 URL riêng biệt có 2 tên miền khác nhau, được đặt ở những folder khác nhau, và được thiết lập từ những file hoàn toàn không giống nhau.

Bạn có muốn một tên miền khác trỏ đến trang mà bạn đang có không ? Ví dụ, bạn có thể có 2 URL trỏ đến một nơi. Trong trường hợp này, đó là một thư mục có một bộ các file trên máy chủ, nhưng 2 tên miền cùng trỏ đến nó.

Nếu trả lời là có ở câu thứ 2, bạn không cần mua thêm một tài khoản hosting. Các file đều có sẵn trong thư mục này. Nói chung, công ty hosting của bạn sẽ không đòi bạn trả tiền để trỏ một tên miền khác tới cùng một trang. Vả lại họ cũng không quan tâm bạn trỏ bao nhiêu tên miền vào một website. Tuy nhiên, họ sẽ lưu ý nếu bạn có nhiều hơn một website và sẽ căn cứ vào đó để yêu cầu bạn trả tiền.

Phân Biệt Giữa Email Hosting Và Web Hosting

Web Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web, truyền file(FTP), Mail…,bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. 

Doanh nghiệp có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) có dung lượng phù hợp với dung lượng website. Với bất kỳ hình thức nào (tự trang bị máy chủ hay thuê máy chủ) thì DN cũng nên có các hiểu biết cần thiết về Web Hosting và máy chủ Web.

 Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.


Thế nào là Email hosting?

Email hosting là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ email miễn phí hỗ trợ email hay webmail miễn phí khác. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (hay còn gọi là email hosting) theo tên miền riêng của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản

Email Hosting

Email hosting là dịch vụ cung cấp Email chuyên dụng được xây dựng trên các cụm máy chủ chuyên dụng cho tính ổn định và sẵn sàng rất cao. Các IP gửi ra của dịch vụ luôn nằm được cho phép từ các máy chủ EMAIL khác nên các email gửi đến và đi luôn được chuyển tiếp ngay.

Ưu điểm của dịch vụ Email Hosting

Số lượng gửi ra lớn: Unlimited (Với điều kiện Email là hợp pháp)
Dung lượng Email lớn: Unlimited (Tùy theo vào các gói dịch vụ) 
Email gửi ra được gửi ngay tới inbox của các email server khác như Google, Yahoo, Webmail...
Máy chủ hỗ trợ các bản ghi SPF/DKIM, hỗ trợ chống viruts và Spam...
Không giới hạn băng thông sử dụng
Tất cả những tính năng kể trên nếu như dùng Email kèm theo hosting, miễn phí thì không thể có được.

Những Lưu Ý Khi Mua Hosting Và Domain

Mua domain và đăng ký host rất quan trọng khi làm website tốt cho SEO đó cũng chính là sự quan tâm hàng đầu đặt ra.


Chính vì vậy ta không thể chủ quan được nên cần phải chú ý các điểm quan trọng trước khi tiến hành mua như:

- Phải check xem domain ta mua trước kia đã bị Google Ban hay chưa?

- Tên miền có những từ khóa hay ý nghĩa thích hợp để SEO hay chưa?

- Hiểu về cách dùng domain địa phương so với tên miền phụ và thư mục.

- Tên miền đó là Quốc tế >com.net.org hay tên miền đúng địa phương như .VN ?

- Hosting chúng ta thuê đặt ở Quốc gia nào? phù hợp với khách hàng mục tiêu về tốc độ hay chưa? Ví dụ làm web du lịch inbound thì không nên thuê host Việt nam vậy.

- Thuê host ở công ty có uy tín hay không? Hãy search Google những câu đại loại như “Host ABC tệ, Host ABC củ chuối, Host ABC lừa đảo…” và xem trên mạng họ phàn nàn ca thán về công ty đó thế nào.

- Nơi bạn thuê host thì đạt bao nhiêu % uptime? Ping từ Việt nam và NN thì Ms là bao nhiêu? Check thử Speed Test 1 website mà chứa web nơi bạn định thuê xem tốc độ thế nào?

- Nơi bạn thuê host thì 1 IP họ chia cho bao nhiêu web chung nhau? Càng nhiều web trên 1 IP thì càng bất lợi.

- Liệu nơi bạn thuê Host có dịch vụ Back up hàng ngày không? Server có chạy Raid đề phòng ổ cứng hư hay không?

- Nơi bạn mua tên miền có bàn giao quyền quản trị DNS, domain, Privacy protect, có cho bật 2 lớp bảo vệ tên miền (Token) đề phòng hack tên miền hay không?

- Nơi bạn mua tên miền có cấp Hóa đơn/Chứng nhận hay các thủ tục pháp lý xác minh sở hữu hay không?.

Những Bất Tiện Khi Sử Dụng Hosting Miễn Phí

Bắt đầu trải nghiệm công việc tạo dựng một website cá nhân, công việc đầu tiên bạn cần làm đó là tìm kiếm cho mình một domain và hosting – “2 yếu tố kiên quyết để giúp bạn có một website”. Nhiều bạn lựa chọn cho mình phương án tiết kiệm tối đa đó là sử dụng các tên miền và hosting miễn phí (free). 

Có thể điểm qua 1 vài websitee cung cấp hosting free là:
http://www.000webhost.com/
http://byethost.com/index.php/free-hosting
http://www.0fees.net/
http://www.freehostia.com/
http://www.awardspace.com/
http://www.serversfree.com/
http://royal-host.com/
http://www.host1free.com/
http://hostinger.vn


Các website này cung cấp Free hosting cho người dùng nên cũng không tránh khỏi những nhược điểm như:

1. Chèn quảng cáo: Đa phần các website cung cấp dịch vụ hosting miễn phí thường yêu cầu khách hàng đặt banner quảng cáo công ty họ hoặc có thể là banner quảng cáo của một công ty khác lên trên trang của khách hàng. Điều này ảnh hưởng tới bố cục thiết kế website vả bản thân nhiều chủ website cũng không muốn phải đặt những quảng cáo không mong muốn.

2. Địa chỉ IP: Đa phần các nhà cung cấp free host đều là nước ngoài, và đương nhiên địa chỉ IP cũng là của nước ngoài chứ không phải là Việt Nam. Điều này khá bất lợi cho bạn khi làm SEO ở thị trường Việt Nam. Khi website của bạn sở hữu IP Việt Nam nó cũng là một yếu tố rất tốt cho việc SEO website.

3. Dung lượng sử dụng: Các nhà cung cấp hosting free trên đều giới hạn dung lượng bạn được sử dụng, thông thường 15 – 100 Mb. Nếu website của bạn cần dung lượng lớn để lưu trữ các dữ liệu thì đây là nhược điểm không thể khắc phục. Bạn buộc phải trả tiền để có thể được sử dụng nhiều hơn.

4. Băng thông: Cũng tương tự như dung lương sử dụng, băng thông cũng bị các nhà cung cấp giới hạn khoảng từ 0.5 – 1.5 GB, tốc độ load site, upload của các hosting free này cũng không được đảm bảo, chậm hơn rất nhiều so với các hosting mất phí. Nếu website bạn có nhiều lượt người truy cập với dung lượng khá lớn thì sẽ ảnh hưởng lớn tới tốc độ load dữ liệu cũng như hạn chế số người truy cập trang của bạn. Tốc độ load quá chậm cũng khiến cho người dùng không cảm thấy thoải mái trên website của bạn, lỗi này đặc biệt nghiêm trọng đối với các trang web thương mại điện tử hay các trang web của công ty doanh nghiệp.

Những Hạn Chế Của Free Hosting


Các bạn chắc hẳn đều biết sử dụng miễn phí cái gì đó thì đều có những mặt hạn chế phải không ạ. Và dịch vụ hosting free cũng không ngoại lệ, nó luôn có những điểm bất cập song hành.


Bị chèn quảng cáo 

Đa phần các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting free thường yêu cầu bạn đặt banner quảng cáo của công ty họ hoặc banner quảng cáo của các công ty khác lên trên website của bạn. Điều này làm ảnh hưởng tới bố cục chuẩn của website, làm website biến tướng vả bản thân nhiều chủ website cũng không muốn phải đặt những quảng cáo không mong muốn.

Dung lượng sử dụng hạn chế

Các bạn đã từng tham giá các khóa đào tạo seo đều biết rằng băng thông hết sức quan trọng với dân làm seo. Thông thường bạn chỉ được sử dụng 15-100 Mb dung lượng vì các nhà cung cấp dịch vụ hosting free đều giới hạn nó. Nếu website của bạn cần dung lượng lớn để lưu trữ các dữ liệu, hình ảnh… thì đây là điểm hạn chế không thể khắc phục.

Địa chỉ IP

Hầu hết các nhà cung cấp hosting free đều là nước ngoài, nên đương nhiên địa chỉ IP cũng của nước ngoài chứ không phải Việt Nam. Điểm này khá bất lợi cho bạn khi bạn muốn SEO website lên top google để tiếp cận tốt hơn với khách hàng ở thị trường Việt Nam.

Về băng thông

Băng thông là lượng dữ liệu trao đổi giữa website và người sử dụng website. Tuy nhiên với dịch vụ hosting free này thì băng thông bị giới hạn từ 0.5-1.5 GB. Điều này đồng nghĩa với việc nếu website của bạn có nhiều lượt người truy cập với dung lượng khá lớn thì sẽ ảnh hưởng lớn tới tốc độ load dữ liệu cũng như hạn chế số người truy cập .

Hỗ trợ kỹ thuật

Các nhà cung cấp dịch vụ hosting free thường khá yếu trong việc hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng. Chính vì vậy, nếu website của bạn không thể truy cập, tốc độ load chậm thì bạn phải chờ đợi khá lâu để được tư vấn và sửa chữa. Đồng nghĩa là số lượng khách hàng mất đi rất lớn.

Một Số Kinh Nghiệm Giúp Bạn Chọn Được Một Hosting Ưng Ý

Một số kinh nghiệm để chọn một web hosting tốt nhất? Có một vài người vì muốn tiết kiệm tiền hoặc chưa dám mạnh dạn đầu tư nên hay tìm những free web hosting. Và thường thì các bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng free web hosting bao giờ cũng nhiều lỗi, hay die, banner quảng cáo, cấm cái này hạn chế cái kia...và có thể die bất cứ lúc nào. 

Và thử tưởng tượng bạn đầu tư cả núi thời gian vào đó tự nhiên một ngày lên mạng thấy website không còn truy cập được và bạn lại bắt đầu lại từ con số 0. Chính vì vậy hãy mạnh dạn đầu tư một khoản chi phí nhỏ để có thể an tâm phát triển website và có doanh thu từ chính website đó mang lại. 

Web hosting là gì?

Về cơ bản web hosting là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ website mà bạn tạo ra trên server và nó có khả năng truyền dữ liệu trên Internet. Cho nên khi có ai đó gõ vào tên miền của bạn và website của bạn sẽ xuất hiện. Server hiểu nôm na cũng là một dạng máy tính chịu trách nhiệm "phục vụ" cho website của bạn trên internet.


Làm thế nào để chọn một web hosting thật tốt?

Một khi bạn đi đến quyết định mua host cho mình thì bạn phải cân nhắc rất nhiều điều kiện và có khi bạn cũng phân vân làm thế nào để biết một web hosting được cho là tốt? vì trên mạng có quá nhiều nhà cung cấp hosting với những lời quảng cáo ngọt như đường. Tuy nhiên trước khi quyết định mua host của một công ty nào đó bạn nên kiểm tra ngay xem nó có thực sự tốt hay không. Thật may mắn cho chúng ta là việc kiểm tra lại khá đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Theo tôi điều kiện tiên quyết để chọn một web hosting là dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Bởi vì chúng ta khi mua host đã gửi gắm tất cả niềm tin và tài sản của mình cho họ, nhưng chúng ta lại không thể trực tiếp xử lý nếu có việc gì xảy ra mà phải nhờ đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Tất nhiên một khi bạn có bất trắc bạn muốn vấn đề của bạn phải được giải quyết ngay chứ không phải ngồi đợi một vài ngày. Bởi vì một ngày đợi chờ là một ngày bạn mất đi một số lượng khách đến thăm trang web của mình, đó là điều chẳng Webmaster nào muốn cả.

Nếu tôi chọn host cho mình tôi sẽ không chọn những công ty nào mà không có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến hoặc bằng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp. Trong thực tế bạn thấy hầu như công ty hosting nào cũng có số điện thoại liên lạc, nhưng hình như số đó chỉ để làm cảnh thôi. Họ thực sự không trả lời bạn như họ đã quảng cáo là 24/7/365, đa số là từ thứ 2 đến thứ 7. Khi lần đầu tiên tôi mua host là tôi mua ở một công ty ở Hà Nội, ngày đó cứ được 2 ngày là site lại down (down tức là không vào được) một lần mà bandwidth (bandwidth là băng thông) thì còn dư quá trời. Gọi Yahoo cũng chẳng thấy ai, gọi điện thì cũng chỉ vào giờ hành chính thì may ra mới gặp. Mà trả lời thì cô hồn hết biết! "tại website của anh có diễn đàn nên server không chịu nổi nên die thôi. Từ trước đến nay công ty chúng tôi chỉ host cho những website công ty không có diễn đàn". Hay những câu trả lời tương tự vậy? Và bạn coi như mình mất một khoản học phí đầu tiên khi bước chân vào làng web hosting.

Vậy bạn sẽ làm thế nào để kiểm tra được dịch vụ của họ có tín nhiệm hay không? bằng cách đơn giản là thử kiểm tra họ như khi bạn đi mua quần áo bạn cũng được quyền mặc thử vậy. Nếu họ có số điện thoại mà trong hầu hết trường hợp họ phải có bạn thử gọi họ vào buổi tối muộn muộn một chút hoặc gọi vào cuối tuần để xem họ có ở đó không? Bạn cũng có thể gửi email đến cho họ và hỏi họ những câu hỏi cơ bản như "email của host có auto response không?" hoặc "em có thể tách domain ra khỏi host được không?" và xem xem mất bao lâu thì họ trả lời bạn. Nếu trong trường hợp không khẩn cấp lắm thì khoảng 1 ngày là có thể chấp nhận được.Nếu bạn gửi mail vào thứ 7 và đến thứ 2 mà vẫn chưa nhận được thì chắc chắn dịch vụ đó không tốt rồi.Và nếu họ còn không có cả số điện thoại để liên lạc thì tốt nhất bạn nên chọn dịch vụ hosting khác.

Những việc nên và không nên khi chọn web hosting

Một khi những bước thử đã xong và bạn muốn mua dịch vụ của họ, thì vấn đề sẽ là bạn sẽ chọn dịch vụ nào và tất nhiên dịch vụ càng cao thì càng mắc tiền. Nhưng theo tôi space (space là dung lượng hosting để chứa trang web) không phải là vấn đề quyết định mà là những định dạng họ hỗ trợ và bandwidth hoặc còn gọi là traffic. Nếu bạn có ý định cài forum (forum tức là diễn đàn) hoặc dùng portal CMS thì bạn nên chọn những web hosting có hỗ trợ PHP, ASP hoặc CGI.Nhưng hiện nay hầu hết những dịch vụ hosting đều hỗ trợ những dạng này.

Số lượng bandwidth thường được tính bằng đơn vị Gb. Nhỏ nhất là 1 Gb (1GB = 1000Mb)  và lớn nhất là không giới hạn. Bạn sẽ phải tự dự đoán xem một tháng mình dùng hết bao nhiêu bandwidth, thường thì phụ thuộc vào số lường người truy cập và những hình ảnh trên trang của bạn. Nếu trang của bạn hy vọng có số lượng lớn người truy cập, hoặc cho download nhạc thì bạn phải chọn những host có lượng bandwidth lớn và ngược lại.

Sau khi bạn quyết định được bandwidth rồi thì mới tính đến dung lượng của host đó. Thường thì 1 hoặc 5 Gb là đủ dùng cho 1 tháng, bạn cũng cần chú ý xem SQL của host đó là bao nhiêu? bao nhiêu địa chỉ email...

Chúc các bạn thành công !

Sự Khác Nhau Giữa Web Hosting Và Vps

Mình chắc chắn có nhiều người không thể phân biệt nổi VPS và Web hosting hay còn gọi là Shared hosting, hoặc không biết VPS hay Web hosting phù hợp cho website của mình, sau đây mình xin tư vấn cho các bạn được rõ.


Web hosting 

Là một vùng trên một ổ cứng của một “tòa nhà” có tên là Server, máy chủ này là một chiếc máy tính trong đó phân các vùng trong ổ đĩa theo gói và theo dung lượng đã định bằng một phần mềm quản lý hosting như Cpanel hoặc DirectAdmin … và mọi cấu hình trên host là cấu hình chung của Server, được giới hạn nguồn tài nguyên nhất định. Một máy chủ có thể phân làm 300 Web hosting.

VPS 

Là một vùng trên ổ đĩa, nhưng có quyền ngang bằng với Server riêng, nó được phân ra bởi một Server vật lý, với một phần mềm tách tài nguyên của máy chủ chính thành các VPS, các VPS thường độc lập hẳn với máy chủ vật lý về nguyên tắc hoạt động, cũng bị giới hạn bởi Dung lượng và băng thông. Một máy chủ vật lý có thể phân được tầm 20 cái VPS.

Sự khác nhau giữ chúng

+ Web hosting có hệ điều hành, nhưng không thể thay đổi được do chung cấu hình Server

VPS không có hệ điều hành, bạn phải cài

+ Web hosting có dung lượng lưu trữ giới hạn, băng thông thấp

VPS thường có băng thông và dung lượng cao hơn

+ Web hosting fixed cứng

VPS thích làm gì thì làm

+ Web hosting đơn giản trong cấu hình, mọi thứ được sắp đặt sẵn

VPS thì đừng mơ, cần phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý máy chủ mới có thể xài, không cần thận thì tốn tài nguyên và kém bảo mật!

Vps Cloud Hơn Vps Thông Thường Ở Những Điểm Nào

Sự khác biệt


a) Tính sẵn sàng cao.​

Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ vật lý, nên nếu có sự cố xảy ra với máy chủ này thì các VPS đều bị ảnh hưởng.

Còn đối với các VPS cloud, thì các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, nên giả sử 1 VPS đươc được host ở trong các máy chủ đó, mà máy chủ đó gặp sự cố, thì VPS đó tự động được chuyển qua host trên 1 máy khác trong hệ thống. Điều này đảm bảo được tính sẵn sàng cho VPS.

b) Thuận tiện trong việc quản lý.​

Các dịch vụ VPS thông thường hiện nay đa số chỉ cung cấp cho khách hàng tài khoản admin hay root để khách hàng truy cập từ xa. Các công việc như khởi động , backup, cài lại OS thì khách hàng phải gửi yêu cầu lên nhà cung cấp dịch vụ. Có chỗ làm miễn phí nhưng cũng có chỗ tính phí. Nói chung là khách hàng không được chủ động.

Còn trên VPS CLOUD, khách hàng được cung cấp tài khoản portal, khách hàng có thể chủ động khởi động, tắt, backup, cài lại OS từ image ở local hoặc có sẵn trên hệ thống. Khách hàng sẽ được chủ động trong mọi tình huống.

c) Khả năng mở rộng linh hoạt.​

Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ riêng lẻ, khi khách hàng muốn nâng cấp VPS , nếu máy chủ đó vẫn còn tài nguyên thì không sao, nhưng nếu máy chủ đang hết tài nguyên dự trữ thì việc nâng cấp lên sẽ gián đoạn VPS 1 khoảng thời gian , tuy là không nhiều.

Còn đối với các VPS cloud thì tài nguyên dự trữ là rât nhiều và lúc nào cũng sẵn sàng để nâng cấp VPS, việc cấp phát cũng rất nhanh chóng.

Với các tính năng vượt trội thì việc cung cấp dịch vụ VPS cloud là xu thế hiện nay của các nhà cung cấp và cũng là xu hướng lựa chọn của khách hàng.​

Những Câu Trả Lời Liên Quan Đến Vps Và Cloud Vps

1. VPS và Cloud VPS khác nhau như thế nào?

Vps (Virtual Private Server) Máy chủ ảo: là máy chủ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Máy chủ ảo được hình thành thông qua phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi máy chủ ảo có thể chạy hệ điều hành riêng, CPU, bộ nhớ, ổ cứng lưu trữ... với đầy đủ các tính năng quản lý cao nhất và sử dụng cấu hình riêng biệt .

Cloud vps: là máy chủ ảo được triển khai trên nền điện toán đám mây, hoạt động trên nhiều kết nối máy chủ vật lý khác nhau. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một server vật lý. Chi phí của bạn được xác định bởi số lượng Node tài nguyên lựa chọn của bạn bao gồm của cpu, ram không gian lưu trữ và băng thông hàng tháng.


2. Cloud VPS Hỗ trợ hệ điều hành gì?

Trả lời: vdo.vn  hỗ trợ 2 hệ điều hành phổ biến là Windows (Windows Server 2003 & 2008 Enterprise), Linux (với các Distribution: CentOS, Ubuntu, Fedora, Debian).

3. Bạn cần biết bao nhiêu kiến thức về kỹ thuật khi sử dụng?

Trả lời: Hệ thống VPS của chúng tôi rất dễ dàng để bạn cấu hình hay chạy các ứng dụng đã được cài đặt sẵn. Bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc duy trì máy chủ mà bạn đang sử dụng. Do đó chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian tìm hiểu để đạt được một sự hiểu biết cơ bản về các hệ điều hành mà bạn đang sử dụng.

4. Tôi có thể làm những gì với VPS của tôi?

Trả lời: Bạn có thể lưu trữ, cài đặt, cấu hình hoặc chạy bất kỳ ứng dụng nào mà bạn muốn trên máy chủ của bạn, bao gồm lưu trữ web, ứng dụng Rails, hoặc thậm chí ứng dụng hệ thống mã nguồn mở Asterisk trên hệ thống IP... Bạn sẽ có quyền cao nhất khi truy cập vào máy chủ, vì vậy không có giới hạn việc cài đặt hay chạy các phần mềm ứng dụng, miễn là nó không vi phạm điều khoản dịch vụ của chúng tôi.

5. Tôi có thể nâng cấp một VPS hiện tại không?

Trả lời: Rất dễ dàng để nâng cấp một VPS. Bạn chỉ gửi yêu cầu cho chúng tôi để được hỗ trợ nâng cấp máy chủ VPS theo yêu cầu. Hệ thống server của bạn sẽ tạm ngừng hoạt động để nâng cấp và tự hoạt động trở lại sau đó.